Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Tác dụng ít người biết của nghệ vàng

Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đái ra máu và nhất là an thai khi phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng.

Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim… Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng…
Nghệ vàng




Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.

Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).

Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.

Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.

Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 – 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Rau má chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Đây là vị thuốc dân giã có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, dùng rất tốt trong mùa hè.

Rau má còn có tên là tích tuyết thảo, có thân nhẵn, mọc bò lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẽ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được dùng chữa bệnh như sau:


Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống nóng.

Giải nhiệt, mát gan: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: Các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Rau má 10g, râu ngô 5g, mã đề 5g, kim ngân hoa 3g, thảo quyết minh sao 3g, lá dâu 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.

Đái rắt, đái buốt: Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống. Uống 3 – 5 ngày.

Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường uống.

Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hòa thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.

Giải độc khi bị say sắn: Rau má một nắm, lấy cả rễ rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm cho bệnh nhân uống, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.

Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
Lưu ý: Không nên dùng rau má khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, tiêu chảy.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Bài thuốc dân gian chữa dị ứng, mẩn ngứa

Dị ứng là một bệnh tự miễn nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ cải thiện các triệu chứng đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát. Với bệnh dị ứng nên sử dụng thảo dược tự nhiên bởi chúng không gây ra tác dụng phụ mà vẫn đem lại công dụng chữa trị hiệu quả.

Ở Việt Nam, có khoảng 20 – 25% dân số mắc các bệnh dị ứng. Bệnh thường bắt đầu trước 20 tuổi (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8 – 11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi. Với mức độ nhẹ, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như: phát ban, ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay,… khiến giấc ngủ người bệnh bất thường, giảm sinh hoạt hằng ngày, hạn chế khả năng học tập, làm việc…

Khi bị dị ứng, có thể sử dụng các bài thuốc thảo dược dưới đây:

Cỏ nhọ nồi

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao,… và cắt những cơn ngứa và đẩy lùi tình trạng nổi mẩn, mề đay,… do dị ứng cực hiệu quả.
Nhọ nồi



Để chữa trị, dùng lá nhọ nồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống, phần bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng

Lá kinh giới

Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả rất tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Kinh giới

Để chữa dị ứng, kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Rau má

Rau má có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu và giảm bớt những dấu hiệu của dị ứng hiệu quả.

Lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập sau đó hãm với 200ml nước sôi uống trong ngày

Lá bạc hà

Bạc hà có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt những triệu chứng mà dị ứng mang đến. Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà có khả năng gây tê, chống viêm rất tốt cho da.

Lá bạc hà rửa sạch bằng nước muối, vò nát và chà xát vào chỗ mẫn ngứa, tức thì mề đay sẽ lặn. Hoặc đun nước tắm bằng cách nước pha với dầu bạc hà hoặc vò lá bạc hà với nước rồi dùng nước để rửa vùng cơ thể bị ngứa, hoặc nhúng khăn xô vào nước lá bạc hà rồi xoa lên chỗ ngứa.

Lá khế

Trong Đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc và hiệu quả cực tốt trong trị mẩn ngứa, mề đay.

Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Hoặc đun nước lá khế để tắm hàng ngày.

Lá húng quế
Húng quế

Húng quế có vị cay, tính ấm, có tác dụng rất tốt trong trừ phong hàn khí, hóa thấp tiêu thực, hoạt huyết giải độc giúp cắt cơn ngứa, nổi mẩn, mề đay,… do hiện tượng dị ứng mang lại, giúp hồi phục và tái tạo tổn thương trên da.

Cho khoảng 10 – 15g húng quế khô sắc thánh nước uống hoặc giã lấy nước cốt uống, phần bã có để dùng để đắp trực tiếp vào vết dị ứng để được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Ngoài ra có thể dùng lá mướp, rau thì là rửa sạch, giã nhỏ, bọc vào tấm vải xô sạch và chấm lên vết dị ứng cũng có tác dụng chữa mẩn ngứa hiệu quả.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những loại rau gia vị có tác dụng chữa bệnh

Các loại rau được dùng làm gia vị hàng ngày không chỉ đem lại mùi thơm hấp dẫn cho món ăn mà còn có công dụng chữa nhiều loại bệnh.

Húng quế
Lá húng quế giúp dễ tiêu hóa, chữa đau đầu và mất ngủ. Dầu từ lá còn có tác dụng chống viêm đối với đường tiêu hóa và các khớp. Ngoài ra lá còn chứa nhiều chất chống ô-xy hóa và là một chất lợi tiểu nhẹ.
Húng quế



Ngò tây
Rau ngò tây giàu chất chống ô-xy hóa giúp giảm viêm ở thận, ngăn hơi thở có mùi, giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và chữa táo bón. Vitamin K trong ngò tây cũng rất tốt cho xương.

Bạc hà
Dầu trong lá bạc hà có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn làm giảm chứng khó tiêu, làm dịu rối loạn dạ dày và giảm hội chứng ruột kích thích. Lá bạc hà còn giúp tăng cường hệ thần kinh, giảm đau đầu.

Rau kinh giới
Dầu rau kinh giới có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống ô-xy hóa. Ăn rau kinh giới làm giảm đau bụng thường và đau bụng kinh. Đây cũng là một chất lợi tiểu, chữa đau đầu, cảm cúm, cảm lạnh và các vấn đề về hô hấp.
Kinh giới

Ngò rí
Hạt ngò rí có tác dụng an thần thường được dùng để chữa mất ngủ và lo lắng. Ăn ngò rí còn cải thiện trí nhớ, giảm phản ứng do dị ứng như dị ứng phấn. Ngò rí còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, là chất giải độc mạnh đối với các hóa chất độc hại như chì và thủy ngân. Bên cạnh đó, lá còn có công dụng làm giảm cholesterol, điều hòa nồng độ insulin và giảm đau đầu.

Cỏ xạ hương
Không những giúp chữa hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho, cảm cúm, viêm xoang hiệu quả, cỏ xạ hương còn là một chất chống ô-xy hóa và cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể pha trà từ cỏ xạ hương để trị đau họng và các bệnh về nướu.

Cây hương thảo
Hương thảo có tác dụng giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh gan và bệnh tim nhờ đặc tính chống viêm và chống ô-xy hóa. Dầu từ lá hương thảo còn giúp chữa rụng tóc, giảm đau bụng và cải thiện trí nhớ.

Lá ngải giấm
Loại thảo mộc này thường được dùng làm biện pháp tạm thời để chữa đau răng và và đau nướu. Lá ngải giấm còn giúp cải thiện tiêu hóa, chữa chứng biếng ăn, giữ nước cho cơ thể và giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn..

Thì là
Cả hạt và lá thì là đều có tác dụng lợi tiêu và kháng khuẩn rất hữu ích để chữa nhiễm trùng bàng quang. Rau thì là còn giúp điều hòa lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol. Lá thì là kết hợp với các món hải sản, rau trộn,… giúp chữa rối loạn dạ dày và chống viêm đường tiêu hóa.

Lá xô thơm
Lá xô thơm đặc biệt hữu ích để điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều và giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Các cơn đau khớp, đổ mồ hôi nhiều và đau bụng cũng có thể chữa khỏi nhờ lá xô thơm. Chất chống ô-xy hóa trong lá xô thơm giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

9 phương thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng hôi miệng

Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng.

Hôi miệng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, hậu quả khiến cho người bệnh rất mặc cảm khi giao tiếp với người khác bằng lời nói. Khi mắc chứng bệnh này nhất thiết chúng ta phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp. Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài phương thang điển hình
Bài thuốc trị hôi miệng

Phương 1:

Mộc hương 10g, đinh hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.

Phương 2:
Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Ba vị tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Phương 3:
Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.

Phương 4:
Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.

Phương 5:
Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt

Phương 6:
Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 đến 3 lần.

Phương 7:
Hồ hoàng liên 15g, đởm phàn 10g, kha tử 50g, bạc hà tử 50g, mật gấu 2g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 2 – 3g bột thuốc hòa với nước sôi để nguội ngậm và súc miệng.

Phương 8:
 Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200 ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 đến 4 lần.

Phương 9: Hoắc hương, trạch lan, hương nhu, tế tân lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước ngậm và súc miệng hàng .

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÁCH SẮC CÂY MẬT GẤU UỐNG

Để giảm vị đắng của cây mật gấu và hỗ trợ trong điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm người ta sử dụng lá thân mật gấu tươi nhuyễn hòa với 1 lon bia và uống 2 bữa vào sáng và tối.
Cách sử dụng cây mật gấu thứ hai là đem sắc lấy nước uống

CÁCH SẮC CÂY MẬT GẤU UỐNG
CÁCH SẮC CÂY MẬT GẤU UỐNG

Với đáp án của câu hỏi cây mật gấu có vị gì thì bằng cách sắc lấy nước uống liệu có khiến người bệnh cảm thấy thật khó khăn khi uống loại thuốc này?


Các bạn cũng có thể sử dụng từ 20 đến 30g lá thân mật gấu tươi đem đun sôi trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút, sau đó chia lượng nước đã đun được thành ba phần uống đều ba bữa: sáng – chiều – tối trong ngày cũng cho công dụng rất tốt.

Một cách đơn giản hơn nữa là dùng lá thân mật gấu tươi pha trà uống hàng ngày. Chỉ cần vài lá cho một ấm trà và kiên trì uống đều mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận được tác dụng mà nó mang lại.
******
Giá bán lẻ: ......110.000đ/kg ( Cây mật gấu )
( Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển )
******
Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.

CÁCH NGÂM RƯỢU MẬT GẤU

Để giảm vị đắng của cây mật gấu và hỗ trợ trong điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm người ta sử dụng lá thân mật gấu tươi nhuyễn hòa với 1 lon bia và uống 2 bữa vào sáng và tối.

Về cách sử dụng cây mật gấu thứ nhất – ngâm rượu
CÁCH NGÂM RƯỢU MẬT GẤU
CÁCH NGÂM RƯỢU MẬT GẤU

Cây mật gấu dùng để ngâm rượu trước tiên được cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó đem phơi khô tại những nơi giàu ánh sáng Mặt trời.



Thường thì để cho sạch người ta thường đem cây mật gấu đã được cắt khúc nhỏ rải đều trên các mặt sạch ( trên trần nhà hoặc trên mặt bể) để tránh bụi bẩn.

Sau khi phơi khô, cây mật gấu cắt khúc được thu lại rồi đem bỏ gọn vào trong một chiếc bình thủy tinh, đổ ngập rượu, đậy nắp lại ngâm cho đến khi nước rượu từ màu trắng đổi màu vàng nhạt thì có thể sử dụng.

Mỗi ngày chỉ nên dùng một chén nhỏ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
******
Giá bán lẻ: ......110.000đ/kg ( Cây mật gấu )
( Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển )
******
Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.

CÔNG DỤNG CỦA RỄ MẬT GẤU

Rễ cây mật gấu và đặc biệt là thân cây mật gấu tươi đem về thái thành những lát mỏng phơi khô, kết hợp với các vị thuốc khác cũng có tác dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh đau dạ dày, bệnh viêm đường ruột, rối loạn đường tiêu hóa, trị bệnh sỏi mật,.. và nhiều chứng bệnh khác.
cây mật gấu rừng
cây mật gấu rừng



Cây mật gấu là loại cây thảo dược quý, có nhiều công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – rối loạn đường tiêu hóa, bệnh đường ruột; có tác dụng mát gan, trị các bệnh về xương khớp ( đau lưng, nhức mỏi chân tay,…), trị bệnh Gut, chống bệnh béo phì, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Cây mật gấu khác với những loại cây thảo dược có môi trường sống trải rộng, địa bàn sinh trưởng và phát triển tự nhiên của nó chỉ bó hẹp trong địa phận núi cao của một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Những khu vực này thường là những khu vực núi cao, có địa hình khá hiểm trở, để có thể đi lại thu hái và đem cây về dưới vùng thấp cũng phải mất đến một vài ngày đường.
lá mật gấu

Chính vì sự khó khăn trong việc khai thác cây mật gấu nên giá trị của nó càng được nâng tầm. Và trong cách sử dụng cây mật gấu, người ta cũng luôn chú trọng đến yếu tố tận dụng cây hết mức có thể.

Tại sao lại chú trọng vấn đề tận dụng?

Có hai lý do để giải thích cho vấn đề này. Lý do thứ nhất như đã chia sẻ ở trên, cây mật gấu là một trong những loại thảo dược khó thu hái ngoài tự nhiên. Lý do thứ hai liên quan đến công dụng của cây mật gấu. Cây mật gấu đáng quý ở chỗ mỗi bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá cây mật gấu khi đem sắc lấy nước uống hàng ngày như uống thuốc nam, hoặc đem hãm như hãm trà cũng cho nhiều công dụng tốt như đã liệt kê: mát gan, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm; trị bệnh xương khớp, giúp chữa bệnh béo phì,…

Rễ cây mật gấu thái lát nhỏ phơi khô ngâm với r.ượu trắng trong khoảng thời gian 20 ngày, đem gạn một ít ra chén, nhỏ thêm một hai giọt chanh thoa đều lên các vùng bị mụn trên da mặt còn có công dụng tốt trong việc trị sẹo mụn lâu năm. Nếu kiên trì sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm các bạn nữ sẽ cảm nhận rõ được những thay đổi tích cực trên khuôn mặt của mình.

Rễ cây mật gấu cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Nhìn chung, cả rễ, lá và thân cây mật gấu đều cho những công dụng rất tuyệt vời.
******
Giá bán lẻ: ......110.000đ/kg ( Cây mật gấu )
( Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển )
******
Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.


CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y

Cây mật g.ấu là một loại cây thân gỗ lâu năm, thuộc họ Hoàng liên sinh trưởng và phát triển trên các vùng núi cao thuộc địa bàn một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam.

Cây mật g.ấu còn được gọi theo các cách gọi khác như cây hoàng liên ô rô, cây mã rồ.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y
CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y

Cây mật g.ấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hiệu quả chứng béo phì. Cây mật g.ấu còn có tác dụng thần kỳ trong việc xóa sạch sẹo thâm do mụn lâu năm gây ra trên khuôn mặt.



Cây mật g.ấu được nhận định là một loại cây thuốc quý vì trong thành phần hóa học của nó có chứa nhiều chất có khả năng làm hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đăc biệt là ung thư cổ tử cung và hỗ trợ điều trị thành công nhiều căn bệnh khác.

Đó là nhân định chung, vậy theo Đông y cây mật g.ấu có công dụng gì?

Theo Đông y cây mật g.ấu cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Cụ thể:

Cây mật g.ấu có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ( điều trị triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bệnh đường ruột). Nó có tác dụng tốt trong điều trị đau nhức xương khớp, tê thấp, mát gan, phòng và điều trị sỏi mật, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã r.ượu, chống béo phì.
CÂY MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y
CÂY MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y

Trong lĩnh vực làm đẹp, theo Đông y cây mật g.ấu có thể giúp những người kém tự tin về vóc dáng của mình do béo phì gây ra trở nên tự tin hơn. Để chữa trị sẹo thâm hiệu quả, các bạn trẻ và những người quan tâm đến vấn đề trị mụn và sẹo thâm bằng cây mật g.ấu có thể tham khảo bài thuốc sau:

Về mặt nguyên liệu bạn chỉ cần chuẩn bị 3 món chính là cây mật g.ấu, một cốc r.ượu trắng và một quả chanh.

Về cách làm dung dịch để sử dụng

Cây mật g.ấu nếu tươi thì được đem cắt thành các lát nhỏ, phơi khô dưới ánh nắng Mặt trời tại những nơi sạch sẽ, sau đó đem ngâm với r.ượu trắng trong khoảng thời gian là 3 tháng là có thể sử dụng được.

Khi sử dụng dung dịch đã ngâm bạn cần nhỏ thêm một vài giọt nước cốt chanh rồi bôi dung dịch này lên những vùng da bị mụn trên mặt. Phải đảm bảo rằng mặt của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi dung dịch lên. Để dung dịch thẩm thấu vào da trong vòng 30 phút rồi đem rửa sạch mặt bằng nước ấm. Kiên trì làm theo cách này trong vòng 6 tháng đến 1 năm bạn sẽ cảm nhận được những hiệu quả bất ngờ mà bản thân không ngờ tới.

******
Giá bán lẻ: ......110.000đ/kg ( Cây mật gấu )
( Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển )
******
Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.