tháng 2 2017 ~ Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

TĂNG HUYẾT ÁP NÊN TRÁNH 6 THỰC PHẨM NÀY

Thực phẩm KHÔNG DÙNG cho bệnh nhân tăng huyết áp


🍚 Muối


Người bệnh tăng huyết áp không ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như tôm khô, trứng vịt muối, thịt chà bông… Giảm bớt mặn làm giảm huyết áp 2-8 mmHg.
Muối làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp
Muối làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp


🍳 Chất béo (lipid)


Tránh ăn nhiều thức ăn chiên xào, hạn chế chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, da, nội tạng động vật, nước xương hầm, bơ thực vật, phô mai, lòng đỏ trứng gà, vịt, dầu dừa, dầu cọ…


🍵 Chất bột đường (glucid)


Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, mứt, nước ngọt… Trái cây nhiều ngọt như xoài, mít, nhãn, vải tươi hoặc khô cần ăn kiêng hoặc ăn rất hạn chế. Các loại tinh bột như cơm, bún, phở… là thực phẩm hàng ngày nên ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no, nên chia nhiều bữa.

Xem thêm: 17 bài thuốc từ quả ổi

🐷 Chất đạm (protid)


Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, cừu, dê, chó làm tăng cholesterol trong máu thúc đẩy tình trạng xơ vữa mạch làm tăng huyết áp.


Rối loạn do thực phẩm chế biến sẵn
Rối loạn do thực phẩm chế biến sẵn


🍡 Thức ăn chế biến sẵn


Hạn chế thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích vì có tỷ lệ muối cao và chứa chất bảo quản dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ ung thư đại tràng.


🍺 Các chất kích thích


Cà phê, trà, rượu bia, gia vị (ớt, tiêu) đều là những thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đối với bệnh lý tăng huyết áp. Các chất kích thích làm hưng phấn thần kinh, bất an, mất ngủ, rối loạn nhịp tim…

BÀI THUỐC TỪ HÚNG CHANH

🌱 Chữa ho do viêm họng, khản tiếng


Bạn chỉ cần lấy khoảng 30g húng chanh tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Xem thêm: Nổi tiếng Trung Quốc - Chữa bệnh với 36 vỗ tay

Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả


🌱 Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi


Bạn dùng khoảng 20g lá húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi (thái lát mỏng), 15g cam thảo đất, sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.



🌱 Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng

Xem thêm: 17 bài thuốc từ quả ổi

Để chữa cảm hàn, sốt, miệng đắng, bạn hãy lấy khoảng 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 8g tía tô, 3 lát mỏng gừng tươi. Sắc uống ngày 1 thang, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.



🌱 Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi



Với bệnh này, bạn chỉ cần lấy húng chanh tươi nấu nước xông hoặc thêm gừng, hành để xông cho người bệnh để giúp ra mồ hôi.

Chúc bạn thành công với bài thuốc trên

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Do bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm. Vì vậy, bệnh thường chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.



Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật


💉 Chảy máu: bệnh trĩ là biểu hiện bệnh lý của thành mạch máu, khi thành mạch máu giãn ra thì sẽ mỏng rất dễ thủng, dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh nhưng hậu quả của mất máu là gây thiếu máu. Nếu búi trĩ to, nhiều tĩnh mạch thì có thể gây chảy máu nhiều càng dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng rất nguy hiểm đến tính mạng.
💉 Đau rát: Khi búi trĩ to, thòi ra ngoài (độ 3 và 4) gây đau đớn nhất là có hiện tượng cọ xát khi vận động, đi lại.
💉 Gây tắc nghẽn: Búi trĩ to làm cho máu đông lại thành cục, gây tắc nghẽn hoại tử và gây đau dữ dội.


💊 Phương pháp phẫu thuật


Đối với bệnh trĩ thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt búi trĩ khi bệnh ở cấp độ nặng 3 hoặc độ 4. Lúc này các búi trĩ đã xa xuống hậu môn mà không thể co trở lại kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng khác như đau nhức, chảy máu, khổ sở khi đi vệ sinh , làm bệnh nhân đứng ngồi không yên (do búi trĩ cọ xát gây đau đớn), phương pháp này được coi là phương pháp giải quyết nhanh búi trĩ nhưng bên cạnh đó 

Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn, chi phí cao cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Nhiều người sau khi phẫu thuật cắt trĩ xong thường khó chịu đến mức có suy nghĩ hối hận vì đã không ăn uống kiêng khem sinh hoạt điều độ trước đó. Do hệ tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng rất phức tạp nên phẫu thuật cắt trĩ không đơn giản, có thể xảy ra các biến chứng như hẹp hay hỏng cơ vòng hậu môn gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ. Sau khi phẫu thuật, việc đi đại tiện cũng vô cùng đau đớn và nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ. Dù đã mổ cắt búi trĩ bị sa, nhưng nếu không giữ gìn vệ sinh ăn uống, bị táo bón..., người bệnh vẫn có thể tái phát bệnh trĩ.


💊 Phương pháp nào hiệu quả điều trị bệnh trĩ ?


Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ , nhưng phương pháp sử dụng thuốc đông y được coi là phương pháp không phẫu thuật ,đạt hiệu quả cao và không gây tái phát 

Bệnh nhân bị trĩ nội nếu ở cấp độ nhẹ từ 1 đến 2 thì hoàn toàn chỉ sử dụng những vị thảo dược có thể phục hồi hoàn toàn. Đặc biệt là người bệnh không phải mất thời gian để phục hồi sau đó, chi phí lại rẻ, hầu như không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Ngay cả với những bệnh nhân bị trĩ độ 3, khi mà xuất hiện búi trĩ và sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, phải đẩy thì mới co lên được, đây là cấp độ vẫn được cho rằng không cứu vãn được nữa phải can thiệp bằng cách cắt bỏ, nhưng nếu điều trị trĩ tích cực và kết hợp đúng các vị thảo dược, cộng với hạn chế những thói quen gây bệnh thì vẫn có thể phục hồi lại được, và đạt được hiệu quả cao

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác




MỘT SỐ CÁCH GIẢM ĐAU ĐỚN KHI BỊ TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến của người Việt Nam. Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm , không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn cả tâm lý người bệnh. Sau đây là một số phương pháp để giảm sự đau đớn cho người bệnh trĩ.



Sử dụng thuốc


Bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ trong thành phần có chứa hydrocortisone. Đây là một steroid hiệu quả và loại bỏ viêm, ngứa, khó chịu của các búi trĩ.
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin, Tylenol, và Ibuprofen để giảm đau do trĩ. Ngoài ra, Naproxen có thể giúp giảm sưng tĩnh mạch.


Chườm đá

GIẢM ĐAU ĐỚN KHI BỊ TRĨ
Giảm đau trĩ

Đá rất hữu ích trong việc giảm đau do trĩ. Chườm đá khoảng 10 phút mỗi ngày trong ít nhất 3 ngày. Sử dụng một miếng vải để quấn đá và tránh tiếp xúc trực tiếp đá vào da. Cách này giúp làm giảm sưng các dây thần kinh và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ dần dần.


Tắm ngồi thay cho đứng


Đổ nước ấm vào bồn tắm, sâu khoảng 15 -30cm và ngồi vào bồn để nước bao khắp khu vực hậu môn. Đây là cách điều trị trĩ an toàn, đem lại cảm giác thoải mái mà làm tăng lưu lượng máu và làm giảm đau do trĩ một cách đáng kể. Ngồi yên 1 chỗ khoảng 15-20 phút cho đến khi nước ấm bắt đầu nguội.


Mặc quần không quá chật


Bệnh trĩ càng nặng thêm khi bạn mặc quần áo chật không thông gió và cân bằng chuyển động trong khu vực ảnh hưởng. Để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, hãy mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên vùng hậu môn.


Thay đổi thói quen ăn uống:

Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống 

Một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học. Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm nhuận tràng, uống nhiều nước cũng như ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ. Giúp phòng tránh chứng táo bón hiệu quả và làm giảm đau trĩ rất tốt đấy.


Thay đổi thói quen sinh hoạt:


Phương pháp cuối cùng giúp giảm đau khi bị trĩ mà mình chia sẻ là bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Tránh việc đứng - ngồi lâu làm cho hậu môn trực tràng bị áp lực, tuần hoàn máu lưu thông cũng không được hoạt động tốt. Khi đi đại tiện, bạn cũng không nên ngồi quá lâu hay cố sức rặn, ép phân ra ngoài. Loại bỏ các thói quen đọc báo, hút thuốc trong khi đi đại tiện, phòng tránh triệu chứng của bệnh.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác


CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG UỐNG NƯỚC GỪNG


Gừng có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng nếu uống nước gừng sai cách, không đúng người đúng bệnh, bạn có thể bị đe dọa về tính mạng.

Gừng có những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe không phải ai cũng biết. Khi gặp những chứng bệnh sau, nếu uống nước gừng, có thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo các chuyên gia, những người mắc những bệnh sau sẽ gặp nguy hiểm nếu uống nước gừng:


Người gặp chứng bệnh về gan


Gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Do vậy khi mắc các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ…, tốt nhất bạn không nên lạm dụng loại thực phẩm này.


Xem thêm: Tăng huyết áp cần tránh

Người bị sỏi mật


Người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng. Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Bị sỏi thận mà uống nước gừng, bạn sẽ cầm chắc nguy cơ phải đi phẫu thuật mổ gắp sỏi ra ngoài.


Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai


Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.


Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt


Một nguyên tắc trong Đông y mà lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo khi sử dụng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào đó là: "Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng". Nghĩa là hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.

Gừng có tính nhiệt. Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

Tương tự nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.


Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh


Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.


Người bệnh dạ dày, tá tràng


Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày.

Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG UỐNG NƯỚC GỪNG
Gừng tươi không phải lúc nào cũng tốt


Phản ứng với thuốc


Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác