tháng 12 2016 ~ Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

UỐNG TRÀ ĐÚNG CÁCH KHÔNG HỀ DỄ

Một số người nghĩ rằng thêm thảo mộc vào trà sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến hàm lượng caffeine trong trà ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thảo mộc.

Uống trà tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu uống không đúng cách lại vô tình gây hại cho sức khỏe.

Pha trà với nước đang sôi


Nhiều người thường đun sôi nước và bỏ trà vào ngay lúc nước đang sôi nhưng í tai biết được thói quen này lại gây ra nồng độ axit cao trong dạ dày.

Thêm các loại thảo mộc vào trà

Một số người nghĩ rằng thêm thảo mộc vào trà sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến hàm lượng caffeine trong trà ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thảo mộc.
Uống trà quá nhiều

Tiêu thụ quá nhiều hàm lượng caffeine trong trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim, đồng thời gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Uống trà khi đói: Theo Boldsky, uống trà khi dạ dày trống rỗng làm tăng mức độ axit trong cơ thể, dẫn đến gia tăng các gốc tự do, đồng thời gây lão hóa nhanh chóng. Bạn nên uống nước lọc ngay khi thức dậy, khoảng 30 phút sau mới có thể uống trà. Uống lúc đói chúng ta sẽ có cảm giác "Cồn ruột"

Uống trà ngay sau bữa ăn
Vấn đề này chúng ta thường hay mắc nhất.
Thói quen phổ biến này rất không tốt cho cơ thể vì trà có chứa nhiều axit tannic, hợp chất có thể phản ứng với sắt, ngăn chặn sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà bạn vừa tiêu thụ. Cách uống trà đúng nhất là 30 phút sau bữa ăn. Điều này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác


NGỦ TRƯA BAO LÂU LÀ TỐT NHẤT

Bạn chỉ biết rằng ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi não bộ hoạt động như thế nào trong thời gian này?
Ngủ trưa 15 phút
Ngủ trưa tốt nhất

Khi bạn ngủ chỉ 15 phút buổi trưa, não bộ sẽ tăng cường năng lượng hỗ trợ cho việc học tập, đồng thời giúp củng cố trí nhớ.


Ngủ trưa 30 phút

Não bộ sẽ tăng cường trí nhớ, gia tăng khả năng sáng tạo nếu bạn ngủ trưa trong 30 phút.

Ngủ trưa 45 phút

Ngủ trưa khoảng 45 phút rất có lợi vì nó giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực đến não bộ, giúp bạn dễ dàng giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng từ lâu.

Ngủ trưa 60 phút

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ trưa 60 phút giúp não bộ giải quyết hiệu quả những vấn đề quan trọng trong ngày.

Ngủ trưa hơn 1h

Khi bạn ngủ nhiều hơn 1h, đó là giấc ngủ bình thường. Lúc này não bộ sẽ hoàn toàn thư giãn và đưa bạn vào trạng thái REM (ngủ say). Những giấc mơ có thể xuất hiện trong thời điểm này. Tuy nhiên, giấc ngủ kéo dài có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.

Hiệu quả của giấc ngủ ngắn

- Giúp não bộ tỉnh táo hoạt động tốt hơn sau khi thức dậy.

- Chỉ cần 20 phút ngủ trưa mỗi ngày, não bộ sẽ được nạp đầy năng lượng. Điều đó giúp tăng cường trí nhớ, suy nghĩ sáng suốt, công việc hiệu quả hơn.

- Nếu bạn đang căng thẳng, hãy ngủ trưa ít nhất 15 phút. Bạn sẽ thấy khỏe khoắn, tỉnh táo và giảm căng thẳng sau khi thức dậy.

MUỐN KHỎI MẤT NGỦ HÃY DÙNG...

Mất ngủ là bệnh lý mà hiện nay rất nhiều người mắc phải, vậy cách điều trị bệnh mất ngủ thế nào. Hãy tham khảo 6 cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ sau:
1. Hoa tam thất
Hoa Tam Thất
Xem thêm: Nổi tiếng Trung Quốc - Chữa bệnh với 36 vỗ tay

Hoa tam thất là phần hoa của cây Tam thất bắc, một cây thuốc thuộc quý họ nhân sâm. Toàn bộ củ và hoa tam thất đều được dùng làm thuốc: Củ tam thất bắc có nhiều tác dụng rất quý và còn được ví như “kim bất hoát” nghĩa làng (vàng không đổi) ý nói vị thuốc tam thất bắc còn quý hơn cả vàng. Hoa tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hàng ngày với nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng điều trị mất ngủ. Hiện nay Hoa tam thất đang là loại thảo dược tốt nhất để điều trị mất ngủ, bạn chỉ cần dùng 1 ấm trà pha Hoa tam thất trong ngày, bạn sẽ có ngay 1 buổi tối ngon giấc.
2. Củ bình vôi
Củ Bình Vôi
Bình vôi là củ của cây Bình vôi, cây thường mọc trên các sườn đồi ở khắp các tỉnh đồ núi nước ta. Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu và được sử dụng cho Bộ đội từ kháng chiến chống Pháp để làm thuốc điều trị mất ngủ, chống đau tim. Năm 1961 các nhà khoa học Liên xô đã tiến hành nghiên cứu về củ bình vôi ở nước ta và tìm ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp ở cây thuốc này.
Cách dùng củ bình vôi làm thuốc: Ngày dùng 8-10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.
3. Lá vông
Lá Vông

Là cây thuốc mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lây lá ăn, hoặc làm cảnh. Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Y học cổ truyền thường dùng lá vông trong các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.
4. Cây lạc tiên
Cây lạc tiên

Lạc tiên có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, giải độc, lợi tiểu….. (Đặc biệt, lạc tiên là cây thuốc nam điều trị mất ngủ rất tốt). Cây được dùng trong phạm vi nhân dân. Dân gian thường lấy cây lạc tiên để nấu canh hoặc dùng lạc tiên phơi khô hãm nước uống như chè để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuốc trong một số bài thuốc nam điều trị mất ngủ gồm: Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen. Đây là bài thuốc nam điều trị chứng mất ngủ hiệu quả và đặc biệt là không hề gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây.
Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.
5. Tâm sen

Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị như ở trên.
6. Cây xạ đen

Là cây thuốc nam có tác dụng chính: Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ rất tốt.

Cách dùng: Xạ đen 60g thân và lá sắc nước uống hàng ngày.

Xem thêm:


3 CÁCH CHỮA MẤT NGỦ TỪ TÂM SEN

Tâm sen là mầm của hạt sen, còn được y học cổ truyền gọi là liên tâm. Theo Đông y, tâm sen được cho là có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, giúp thần kinh ổn định. Đông y dùng tâm sen chữa các bệnh đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp… đặc biệt là dùng chữa bệnh mất ngủ mang đến nhiều hiệu quả.
Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ từ tâm sen mà chúng tôi từng áp dụng điều trị cho bệnh nhân.
Tâm sen trị mất ngủ

1. Trà tâm sen:

Cách sử dụng: Cần phải sao khô tâm sen trước khi sử dụng để loại bỏ các độc tố của nó. Tâm sen đem rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút khi tim sen chìm xuống đáy bình  thì dùng được, uống thay trà hàng ngày. Bạn nên uống nhiều hơn vào buổi tối.
Bạn sử dụng cách này 1 tuần trở ra là bắt đầu có kết quả, trà tâm sen giúp an thần, dễ ngủ hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.
Một vài lưu ý cho bạn là tâm sen có tính lạnh nên những ngày bạn bị rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng tâm sen, bệnh tình ổn định là bạn có thể sử dụng bình thường.
2. Món ăn từ tâm sen: 
Cháo tâm sen
Bên cạnh việc sử dụng trà tâm sen hay các bài thuốc từ tâm sen, người ta cũng dùng tâm sen chế biến thành món ăn ngon chữa bệnh. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 100g gạo tẻ và 5g tâm sen.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu đem nấu thành cháo, khi cháo nhừ thì cho thêm chút đường phèn. Món này giúp cơ thể thanh nhiệt, an thần dễ đi vào giấc ngủ, người suy nhược, chóng mặt, đau đầu, huyết áp cao, táo bón kéo dài… cũng sử dụng hiệu quả.
3. Thuốc từ tâm sen:
Bài thuốc 1:
Thành phần: Tâm sen 8g, hoè hoa 12g, sinh thảo quyết minh 20g.
Cách dùng: Tất cả đem sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc 2:
Thành phần: Tâm sen 10g, hoa nhài 10g, hạt muồng 12g (sao đen).
Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần, uống từ 3-5 ngày liên tục.
Thuốc từ tâm sen
Bài thuốc 3:
Thành phần: Củ mài sao vàng 20g, hạt sen để cả tim (sao) 20g, long nhãn10g, áo nhân (sao) 10g, lá dâu 10g, bá tử nhân 10 g, lá vông10g.
Cách dùng: Tất cả đem sắc uống hằng ngày chữa mất ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc, hay quên, tinh thần rối loạn.

7 CÔNG DỤNG CỦA HOA TAM THẤT MÀ BẠN CHƯA BIẾT.

Nụ và hoa tam thất thường được thu hái mỗi năm 1 lần vào dịp tháng 8 – tháng 10, trong quá trình thu hái hoa phải thực sự cẩn thận và lựa chọn những nụ, những bông chất lượng nhất. Hoa tam thất được coi là một món quà đặc biệt của thiên nhiên, vì vừa có thể làm thức uống thanh mát, lại vừa dùng để chữa nhiều bệnh.
tam thất
Hoa Tam Thất

Giá trị nhất là thời điểm nụ hoa tam thất bao tử, lúc này hoa có những dược tính rất quý và công dụng rất tuyệt vời mà khoa học đã chứng minh.

Xem thêm: 10 thực phẩm hỗ trợ mất ngủ
Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc).
Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt.
Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức )
Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh.
Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.
Tác dụng giảm béo, tiêu mỡ thừa và đặc biệt giúp bạn có một cơ thể đẹp và làn da mịn màng.
Tác dụng tăng cường chức năng gan, giải độc mát gan, hạ men gan, rất tốt cho những bệnh nhân bị suy giảm chắc năng gan.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác


10 LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ MẤT NGỦ RẤT TỐT

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng phổ biến của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ rất đa dạng tuy nhiên, các loại thực phẩm tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn an thần, giảm strees và có giấc ngủ sâu, ngon giấc để những ngày làm việc, học tập thực sự hiệu quả.
HẠT SEN

1. Hạt sen
Có tác dụng tốt với các kinh tâm, thận. Sen có thể nấu chè hoặc nhồi vào bụng chim bồ câu non để hầm. Ngoài ra, tâm sen có tác dụng giúp giấc ngủ sâu và êm.
2. Củ sen
Là phần rễ của cây sen cắm sâu xuống đáy bùn. Nó có tác dụng an thần, bổ tì, dưỡng tâm. Người xưa thường nấu canh củ sen ăn để trị mất ngủ và suy nhược cơ thể.
3. Củ sung
Có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng vào các tâm tỳ, thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, ích thận, cố tinh, dùng để trị mất ngủ, suy nhược. Người ta cũng dùng củ súng để nấu canh.
4. Nhãn
Nhãn hỗ trợ điều trị mất ngủ

Có vị chua, ngọt, tính bình. Nhãn có tác dụng bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược, giảm trí nhớ. Nhãn tươi ngoài ăn trực tiếp còn sử dụng chế biến thành long nhãn để dùng dần.
5. Vông nem
Vông nem hay gọi là lá vông nem vì dùng để gói nem chua. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Vông nem có tác dụng an thần mạnh nênTây y thường chế siro lá vông. Tuy nhiên, không sử dụng dài ngày loại này điều trị mất ngủ, an thần vì sẽ gây độc. Liều dùng từ 4-10gram mỗi ngày.
6. Bá tử nhân
Đây là bộ phận nhân trong hạt cây trắc bá. Bá tử nhân có vị cay, tính bình có tác dụng vào các kinh tâm, can, thận giúp dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường sử dụng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều dùng từ 4gram-24gram mỗi ngày.
7. Nước ép quả cà chua
Cà chua hỗ trợ mất ngủ , bổ sung vitamin
Đây là loại quả phổ thông và thường dùng trong các bữa ăn hàng ngày của con người.
Quả cà chua chúng ta thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý. Uống vào thời điểm trước lúc đi ngủ sẽ cho giấc ngủ ngon giấc.
8. Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình và có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, ích khí, cầm máu, an thần và giúp trí nhớ tốt. Chúng ta có thể sử dụng mộc nhĩ đen chữa mất ngủ bằng cách:
Nấu canh mộc nhĩ – hạt sen: Mộc nhĩ đen khoảng 30gram với 30gram hạt sen, 20 gram táo tàu. Nấu với 750ml nước đến khi hạt sen chín mềm là được. Có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để dùng vào buổi chiều, tối có tác dụng cho giấc ngủ đêm ngon lành.
9. Đậu xanh
Chún ta sử dụng khoảng 50 gram đậu xạnh với 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn nóng và có thể cho thêm chút sữa tăng vị béo, ngậy.
Món ăn này thích hợp với những người mất ngủ kinh niên hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
Rau nhút
10. Rau nhút
Rau nhút hay còn gọi là quyết thái, có tính ngọt, hàn, thông độc. Có tác dụng lợi trường vị, mát gan, mạnh gân cốt, giải nhiệt độc, lợi tiểu và an thần.
Rau nhút thường để nấu canh chua với cá đồng hoặc ăn sống chấm với nước mắm hoặc nước tương.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác



MẸO GÚP BẠN KHÔNG CẦN PHẢI ĐẾM CỪU NỮA

Giúp bạn ngủ ngay sau 1 phút
Tác hại của việc ngủ không đủ giấc, mất ngủ thật đáng sợ. Và bạn đang cố gắng để giúp mình có thể ngủ nhanh, ngủ sâu hơn thì hãy làm theo cách sau:
Theo Daily Mail, tiến sĩ Andrew Weil vừa đưa ra kỹ thuật thở 4-7-8, đây được coi là một liều thuốc an thần giúp giảm căng thẳng, có thể ngủ sâu trong 60 giây mà không cần dùng thuốc.
Mất ngủ


Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, không tiêu tốn thời gian của bạn mà hiệu quả thì thật tuyệt, tất cả mọi người đều có thể áp dụng.
Phương pháp này sẽ giúp bạn tăng lượng oxy đến phổi, giúp hệ thần kinh thư giãn, tăng khả năng giữ binhg tĩnh và giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
Các bước thực hiện:
- Thở ra hoàn toàn (bằng miệng)
- Ngậm miệng và hít vào bằng mũi, đồng thời đếm từ 1-4.
- Giữ hơi thở của bạn trong khi nhẩm đếm từ 1-7.
- Thở ra hoàn toàn bằng miệng và nhẩm đếm 1-8.
- Tiếp tục lặp lại các bước hít vào thở ra theo quy trình trên.
Bạn nên thực hiện cách hít thở 4-7-8 này 2 lần mỗi tối trước khi đi ngủ trong vòng từ 6-8 tuần, khi bạn đã thành thục và cơ thể quen với cách thức thả lỏng này bạn sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ chỉ sau 1 phút.
Lưu ý: Khi thực hiện hoạt động hít thở 4-7-8 này bạn chỉ được thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi, giữ nguyên vị trí lưỡi và tuân thủ đúng nguyên tắc nín thở.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

RAU NGÓT

RAU NGÓT
Công dụng và liều dùng:
Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót rau: Hái độ 40g lá rau ngót, rửa sạch giã nát.
Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 30 phút nhau sẽ ra. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân (y học thực hành tháng 2/1960 và 10/1961)
Chữa tưa lưỡi: Giã lá rau ngót tươi độ 5 – 10g. Vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BỒ KẾT

BỒ KẾT

Công dụng và liều dùng:
Nước bồ kết gội đầu, giặt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong Đông y để
chữa nhiều bệnh khác nhau.
Bồ kết theo các tài liệu cổ thì bồ kết (bỏ hạt, hoặc đốt ra than hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có năng lực thông khiếu, tiêu đờm sát trùng làm cho hắt hơi dùng chủ yếu chữa trúng phong cấm khẩu phong tê, tiêu đồ ăn, đờm xuyễn thũng, sáng mắt, ích tinh.
Liều dùng hàng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng hoặc thuốc sắc.
Hạt bồ kết: Trong sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt: Dùng với liều 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.
Gai bồ kết: (tạo thích, tạo giác thích) có vị cay, tính ôn, không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm xuống sữa. Liều dùng 5–10 g dưới dạng thuốc sắc

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác