Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp: DẠ DÀY - TÁ TRÂNG

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Hiển thị các bài đăng có nhãn DẠ DÀY - TÁ TRÂNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DẠ DÀY - TÁ TRÂNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Bí quyết làm giảm cơn đau dạ dày

Vết loét trên niêm mạc dạ dày hay tá tràng là hậu quả từ tình trạng thắng thế của nước chua trong bao tử. Trong tiến trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải tiết ra dịch vị có tính axít để xay nhuyễn thức ăn trước khi xuống ruột.

Dịch vị có nhiệm vụ đụng gì hòa tan nấy, bất kể bạn hay thù. Niêm mạc dạ dày vì thế đồng thời cũng phải bài tiết một lớp chất nhờn để bọc lót cho mặt trong bao tử trước sức công phá của dịch vị.

Khuẩn HP
Vì lý do nào đó, chẳng hạn vì thói quen để bụng quá đói hay trong lúc cảm xúc thái quá hoặc vì căng thẳng do stress, lượng nước chua trong dạ dày bội tăng. Thêm vào đó, lớp màng nhầy bảo vệ bao tử mỏng đi rất nhiều ở người lao tâm lao lực, nghiện rượu hay thường bị viêm dạ dày vì vi khuẩn Helicobacter pylori.



Nếu cùng lúc đó, lượng thức ăn trong dạ dày lại quá ít thì dịch vị sẽ dễ tìm ra chỗ trống để ăn mòn niêm mạc bao tử. Từ chỗ viêm tấy, nếu không được điều trị kịp thời, bước qua vết loét chỉ là vấn đề thời gian. Khi đã loét rồi thì dịch vị càng dễ khoét rộng vì chính ổ loét cũng tạo ra chất xuất tiết tiếp tay với dịch vị.

Người bị loét dạ dày tá tràng, bên cạnh thuốc men đúng cách, bao giờ cũng cần chế độ dinh dưỡng có công năng “3 trong 1”.

Cụ thể, món khai vị nên là các loại rau như cà rốt, rau dền, ớt Đà Lạt… nhằm tận dụng công năng bảo vệ niêm mạc của caroten. Bên cạnh đó, đừng quên khoáng tố kẽm trong hàu, vọp vì vết loét, cho dù uống đủ thuốc, vẫn khó lành nếu thiếu kẽm. Để hỗ trợ tác dụng tự bảo vệ niêm mạc của dạ dày khó có hoạt chất nào qua mặt được dầu béo 3-Omega trong cá biển như cá mòi, cá nục, cá thu. Các món như khoai tây, trái bơ vì thế nên là món ăn độn, càng thường xuyên càng tốt.

Nạn nhân cần tránh vài thứ như: các món chiên xào, rượu, cà phê, trà đậm, nước ngọt có gaz; trái cây, rau cải ngâm giấm; nước tương vì lượng muối ăn trong đó là một trong các nhân tố gây loét dạ dày; đừng uống hơn một ly sữa mỗi ngày vì sau tác dụng thuận lợi lúc đầu, chính sữa lại khiến dạ dày phản ứng sai lầm và bài tiết nhiều dịch vị.

Bên cạnh lý do vì độc chất nicotin trong thuốc lá, rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày chữa mãi không lành vì người bệnh quên hai chuyện quan trọng. Đó là hình thức dinh dưỡng theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” với liệu pháp; ngưng thuốc và ngưng chế độ ăn uống bảo vệ niêm mạc dạ dày quá sớm vì chỉ dựa vào triệu chứng đau, trong khi vết loét vẫn còn dù đã hết đau.

Theo NLD



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những thực phẩm tốt cho dạ dày

Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:

1. Chuối

Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau, loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…



Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất khử gốc tự do quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

3. Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

4. Bánh mì nướng

Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, nên hạn chế bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

5. Món canh

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh, soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

6. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Cẩn thận với trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

7. Nước dừa

Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bạn có thể tự chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian.

Đau dạ dày, viêm loét tá tràng, dạ dày thường có những triệu chứng và biểu hiện như: buồn ói, nôn mửa, đau bụng, phân có máu, khó tiêu hóa… Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần do ăn không ngon miệng, gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều bạn cần có phải là các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày?
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bài thuốc chữa đau dạ dày


Lá mơ chữa bệnh dạ dày: Loại lá có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng này vừa là gia vị quen thuốc trong nhiều món ăn, vừa là vị thuốc trị đau dạ dày hiệu nghiệm có thể bạn chưa biết. Kinh nghiệm dân gian cho rằng: Mỗi ngày ăn sống 20g lá mơ hoặc đem chúng ép lấy nước cốt nước uống có thể cải thiện nhanh triệu chứng đau dạ dày khó chịu.

Bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi.

Dùng hạt bưởi chữa đau dạ dày: Thêm một bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi. Dùng khoảng 100g hạt bưởi già càng tốt cho vào cốc đựng 200ml nước sôi; sau 2-3 tiếng lọc lấy phần nước nhầy rồi dùng sau khi ăn được 2 tiếng. Thực hiện đều đặn cách điều trị đau dạ dày này bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo: Vị thuốc này giúp hạn chế lượng axit tiết ra bên trong dạ dày, làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Bạn nên ăn một miếng cam thảo trước bữa cơm hoặc dùng chúng để hãm với nước trà để thấy công hiệu.

Thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày

Gừng

Là một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách nhai gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng hay uống trà gừng nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Bột yến mạch

Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn bột yến mạch. Bởi lẽ, bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate có khả năng cải thiện các cơn đau rất tốt. Hơn nữa, bột yến mạch còn chứa lượng cholesterol rất thấp nên sẽ là một lựa chọn lành mạnh cho dạ dày của bạn.

Bạc hà

Tinh dầu trong lá bạc hà có thể cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và đau dạ dày rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay những thực phẩm có chứa vị bạc hà để làm dịu cơn đau dạ dày.

Canh gà

Chứng đau dạ dày “ngự trị” là do biểu hiện của hệ tiêu hóa suy yếu nên bạn cần ăn những thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong trường hợp này, món canh gà sẽ là ưu tiên số một. Bởi nước canh gà chứa rất nhiều dưỡng chất, vừa giúp bạn hồi phục sức khỏe, vừa giảm buồn nôn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

Bí đỏ là món ăn quen thuộc của nhân dân ta. Lá, ngọn non, hoa được dùng làm rau, quả được xào, hầm hoặc nấu canh. Bí đỏ vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí chữa được nhiều loại bệnh.
Bí đỏ là vị thuốc tốt chữa đau dạ dày, lao phổi. Ảnh: minh họa – Internet

Những bài thuốc có bí đỏ:
BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY
  BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

                  

Bí đỏ: dùng 100g-200g cùi bí đỏ nấu canh ăn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị, bổ thần kinh, nhuận tràng, chữa chứng đau đầu, táo bón.


Cuống quả bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt nổi mề đay rất tốt.

Bí đỏ sắc lấy nước uống chữa đau dạ dày, lao phổi.

Hạt bí đỏ: là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho …

Hạt bí đỏ rang vàng 60g, nhân lạc rang 30g, nhân hạt hồ đào 30g. Ăn hết một lúc, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu máu suy dinh dưỡng.

Hạt bí đỏ khô 20g, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, làm liền trong 3 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay.

Dùng 25g hạt bí cho trẻ từ 3-4 tuổi; 40g cho trẻ 5-7 tuổi; 60g cho trẻ 7-10 tuổi và 60-100g cho người lớn. Giã nhỏ hạt bí sau khi đã bóc vỏ, trộn với ít đường, ăn hết một liều trong vòng 1 giờ vào lúc đói bụng. Sau đó nằm nghỉ 3 giờ và uống thêm thuốc tẩy muối. Khi muốn đại tiện thì ngâm mông vao vào nước nóng giun sán sẽ ra.

Hạt bí đỏ 30g để cả vỏ cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5g có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, chữa ho gà ở trẻ em

Theo TNO

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY

Bạn có thể chữa đau dạ dày vô cùng đơn giản chỉ bằng cách sử dụng chuối xanh.

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về chứng đau dạ dày qua bài viết dưới đây.
CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY
CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày.


Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Cách thăm khám trực quan thông thường có thể dẫn đến việc bỏ sót nguyên nhân hàng đầu trong việc truy tìm thủ phạm dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nội soi và kết hợp xét nghiệm nhằm kiểm tra loại vi khuẩn này có tồn tại hay không.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phản khoa học, không điều độ cũng góp phần rất lớn khiến cho dạ dày bị suy yếu và tổn thương. Ăn không đúng giờ giấc, ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quà vặt nhiều lần trong ngày đều khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nhiều các thức uống có cồn như bia, rượu… không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, còn ảnh hưởng đến các chức năng của gan và có hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trị điều trị bệnh đau dạ dày, bạn nên giảm thiểu một cách tối đa và thậm chí kiêng hẳn bia rượu để có được kết quả tốt nhất.

Uống bột chuối xanh hàng ngày

Sử dụng chuối tiêu xanh chữa đau dạ dày nhanh chóng.

Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm qua nước muối rồi xắt thành những lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô.

Tán chuối thành bột mịn và cất vào hũ dùng dần

Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20-30g bột chuối ra uống với nhiều nước sẽ có tác dụng phòng và trị đau dạ dày rất tốt.

Ăn chuối xanh và mật ong

Chúng ta chế bột chuối tiêu theo cách trên và sử dụng loại bột này trộn chung với 1 lượng mật ong vừa đủ khô và vo chúng thành những viên tròn nhỏ. Mỗi lần ăn vài cục thuốc tương đương với khoảng 2-3 thìa canh bột + mật ong các bạn nhé.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

1. Mô tả

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường cuốn vào các cây khác, dài từ 1 – 2m, thân hình trụ, chia làm nhiều đốt, ở mỗi đốt lại phình to ra.

Lá dạ cẩm là lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 6cm, cuống ngắn.

Hoa dạ cẩm hình xim, phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng.

Quả dạ cẩm rất nhỏ, xếp thành hình cầu, có nhiều hạt đen.

Dạ cẩm là loài mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Cây dạ cẩm dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.
2. Dạ cẩm chữa đau dạ dày như thế nào?

Dạ cẩm từ lâu đã được nhân dân Lạng Sơn dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng rất tốt. Chính vì vậy loại cây này còn có tên là cây loét miệng.

Bà con thường lấy lá cây nấu nước, nước có màu tím đẹp. Dùng nước này uống hoặc ngậm điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Ngày nay, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc.
CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ
CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ
3. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây dạ cẩm

Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, dạng thuốc cao hay siro, cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.


Ở đây chúng tôi giới thiệu cho độc giả các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng tại bệnh viện Lạng Sơn.

– Dạng thuốc sắc: Dùng 10 – 25g là và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

– Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

– Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

ĐÁNH BAY ĐAU DẠ DÀY BẰNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN

Theo Đông y, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc…

Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần…
Tình trạng đau dạ dày gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt.

ĐÁNH BAY ĐAU DẠ DÀY BẰNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN
ĐÁNH BAY ĐAU DẠ DÀY BẰNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN
Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần do ăn không ngon miệng, gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều bạn cần có phải là các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày?

Bài thuốc đơn giản từ hoa chuối


Theo Đông y, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc… Hoa chuối còn được sử dụng như một món ăn – thuốc để chữa bệnh dạ dày cực hữu hiệu. Nếu bạn bị đau dạ dày, bài thuốc từ hoa chuối có thể là một gợi ý dễ thực hiện và không kém phần hiệu quả cho bạn.

Cách 1: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu (có thể mua ở hiệu thuốc Bắc) mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống.

Cách 2: Nấu cháo hoa chuối với gạo tẻ ăn trong ngày. Với các bài thuốc trên, nên thực hiện một liệu trình 10 ngày, lặp lại các liệu trình cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Nước bắp cải

Hàng ngày, các bạn chỉ cần uống một nửa ly nước ép cải bắp vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Tình trạng đau dạ dày của bạn sẽ giảm đi trông thấy nhờ bắp cải giàu vitamin U (Ulcer) có khả năng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày rất tốt.

Mật ong và nghệ vàng tươi

Củ nghệ tươi có khả năng chữa tình trạng loét dạ dày và hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày. Ngoài ra, tinh chất nghệ giàu tính kiềm giúp trung hòa độ axit trong dịch vị; nghệ vàng cũng giúp chống viêm, chữa lành những vết loét trong dạ dày nên ông bà ta thường sử dụng nghệ vàng cùng với mật ong nhằm cho ra một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày do dư dịch vị. Mật ong còn có khả năng trung hòa, giảm những kích ứng nơi dạ dày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

ĐÁNH BAY CƠN ĐAU DẠ DÀY TỪ HẠT ĐẬU RỒNG

Chữa khỏi hoàn toàn bệnh đau dạ dày từ một loại hạt vườn nhà, giúp thoát khỏi những cơn đau hành hạ kết hợp với ăn uống đều độ bạn không phải lo lắng gì nữa.
Hạt đậu rồng chữa đau dạ dày

Chữa khỏi hoàn toàn bệnh đau dạ dày từ hạt đậu rồng

  ĐÁNH BAY CƠN ĐAU DẠ DÀY TỪ HẠT ĐẬU RỒNG
ĐÁNH BAY CƠN ĐAU DẠ DÀY TỪ HẠT ĐẬU RỒNG



Các bạn lấy hạt đậu rồng già, miền Bắc gọi là đậu khế, rang với chút muối cho vàng rộm, tỏa mùi thơm nức (tránh để bị cháy).

Sau đó, các bạn đem nghiền nhuyễn chỗ hạt đậu vừa rang. Mỗi sáng, khi vừa ngủ dậy, các bạn ăn khoảng 3 thìa cafe bột đậu rồng, nhớ nuốt từ từ từng chút một (dễ ăn lắm nên đừng lo). Nếu khô quá, các bạn nhấp vài ngụm nước ấm cho dễ nuốt nha.


Các bạn ăn liên tục trong vòng 2 tuần, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu ai bị quá nặng, dạng viêm loét dạ dày mãn tính, cần thời gian lâu hơn, nhưng kiên trì thì nhất định dạ dày sẽ lành hẳn.

Loai hat vuon nha cuon phang hoan toan benh dau da day
Trong đậu rồng có nguồn khoáng sản tự nhiên, cung cấp dồi dào vitamin A và C, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa tế bào.

Đậu rồng có nhiều chất sắt, rất cần thiết với bà mẹ mang thai, cho con bú, người thiếu máu, chúng đặc biệt tốt cho dạ dày vì có nhiều men tiêu hóa tự nhiên, phòng và chữa viêm nhiễm đường ruột.

Ngoài ra, đậu rồng cũng rất giàu protein thay thế thức ăn từ động vật, tốt cho người ăn chay, phòng bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn và trẻ nhỏ.

Với bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đậu rồng các bạn hãy kiên trì làm thường xuyên nhé, đảm bảo căn bệnh của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả đó.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

GIẢM ĐAU DẠ DÀY BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn.

Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

Xem lại chế độ ăn

GIẢM ĐAU DẠ DÀY BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN
GIẢM ĐAU DẠ DÀY BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN


Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine – rượu.


Ăn các thực phẩm nhạt

Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt. Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Tránh mất nước

Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

Dự trữ gừng

Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.

Trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.

Chườm nóng

Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng. Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Uống thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Theo – An Ninh Thủ Đô

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO DẠ DÀY

Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:
1. Chuối

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO DẠ DÀY
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO DẠ DÀY
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.


Trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau, loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất khử gốc tự do quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

3. Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

4. Bánh mì nướng

Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, nên hạn chế bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

5. Món canh

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh, soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

6. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Cẩn thận với trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

7. Nước dừa

Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác