Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp: ĐÔNG Y

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐÔNG Y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐÔNG Y. Hiển thị tất cả bài đăng

Các bài thuốc hay trị dứt điểm hắc lào

Hắc lào (lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes.Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém. Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất.

* Biểu hiện của hắc lào

Các bài thuốc hay trị dứt điểm hắc lào
Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương (diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền).


Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn.

* Chữa hắc lào theo một số cách trong dân gian.

– Dùng quả chuối tiêu xanh (còn có tên là chuối lùn, chuối và) xắt từng lát. Rửa sạch chỗ có hắc lào, cạo da rồi xát chuối xanh lên để cho vết hắc lào có mủ chuối tự khô.

– Lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc đặc, gạn lấy nước cốt nấu với sáp ong, khi sáp ong chảy ra thì cho nhỏ lửa, cô thành cao, dùng cao này phết lên vết hắc lào.

– Lấy 12 gr bột long não, 100 gr rễ húng chanh giã nhỏ. Trộn thật đều hai vị trên rồi vắt một quả chanh vào thuốc này để bôi hằng ngày lên các vết hắc lào.

– Đốt mảnh gáo dừa rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào.

– Hạt thảo quyết minh (muồng) 100 gr, khế chua 2 quả, 10 lá trầu, tất cả rửa sạch, giã nhuyễn bọc vào vải mùn, xát lên vết hắc lào.

* Điều trị hắc lào bằng thuốc nam.

Bồ kết 12 g, phèn chua 20 g, thêm nước, đun sôi, để nguội rồi tắm. Sau khi lau khô người, bôi thuốc vào chỗ da bị tổn thương.

Các thuốc bôi bao gồm:

– Vỏ cây đại tươi 50 g; củ chút chít 50 g; cồn 70 độ 100 ml. Hai vị thuốc rửa sạch, giã nát, ngâm vào cồn 7 ngày, dùng bôi vào chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

– Hạt muồng châu tươi 20 g; hạt bồ kết tươi 12 g. Tất cả giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày, dùng dung dịch bôi chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

– Rễ, cành, lá cây kiến cò 50 g giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày. Dùng dung dịch trên bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

– Rễ cây bạch hoa xà (bỏ lõi) 100 g ngâm trong 20 ml cồn 90 độ. Sau 7 ngày thì lấy bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ

Đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) tính bình, vị ngọt chua, có công dụng lợi tiểu, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc… Theo y học hiện đại, xích tiểu đậu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư. Sau đây là một số bài thuốc từ loại đậu này:
1. Trị chứng viêm lưỡi

Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.

Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ
CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ


2. Chữa bệnh quai bị

Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.

Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.



3. Trị chứng trĩ ra máu

Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.

Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm… cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.

4. Giúp tăng lực

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.

Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.

Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

5. Sáng mắt, bổ huyết

Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.

6. Chữa suy nhược cơ thể

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.

Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bạn có thể tự chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian.

Đau dạ dày, viêm loét tá tràng, dạ dày thường có những triệu chứng và biểu hiện như: buồn ói, nôn mửa, đau bụng, phân có máu, khó tiêu hóa… Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần do ăn không ngon miệng, gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều bạn cần có phải là các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày?
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bài thuốc chữa đau dạ dày


Lá mơ chữa bệnh dạ dày: Loại lá có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng này vừa là gia vị quen thuốc trong nhiều món ăn, vừa là vị thuốc trị đau dạ dày hiệu nghiệm có thể bạn chưa biết. Kinh nghiệm dân gian cho rằng: Mỗi ngày ăn sống 20g lá mơ hoặc đem chúng ép lấy nước cốt nước uống có thể cải thiện nhanh triệu chứng đau dạ dày khó chịu.

Bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi.

Dùng hạt bưởi chữa đau dạ dày: Thêm một bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi. Dùng khoảng 100g hạt bưởi già càng tốt cho vào cốc đựng 200ml nước sôi; sau 2-3 tiếng lọc lấy phần nước nhầy rồi dùng sau khi ăn được 2 tiếng. Thực hiện đều đặn cách điều trị đau dạ dày này bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo: Vị thuốc này giúp hạn chế lượng axit tiết ra bên trong dạ dày, làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Bạn nên ăn một miếng cam thảo trước bữa cơm hoặc dùng chúng để hãm với nước trà để thấy công hiệu.

Thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày

Gừng

Là một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách nhai gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng hay uống trà gừng nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Bột yến mạch

Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn bột yến mạch. Bởi lẽ, bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate có khả năng cải thiện các cơn đau rất tốt. Hơn nữa, bột yến mạch còn chứa lượng cholesterol rất thấp nên sẽ là một lựa chọn lành mạnh cho dạ dày của bạn.

Bạc hà

Tinh dầu trong lá bạc hà có thể cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và đau dạ dày rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay những thực phẩm có chứa vị bạc hà để làm dịu cơn đau dạ dày.

Canh gà

Chứng đau dạ dày “ngự trị” là do biểu hiện của hệ tiêu hóa suy yếu nên bạn cần ăn những thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong trường hợp này, món canh gà sẽ là ưu tiên số một. Bởi nước canh gà chứa rất nhiều dưỡng chất, vừa giúp bạn hồi phục sức khỏe, vừa giảm buồn nôn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

17 BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ ỔI

Bài thuốc 1

Để trị tiểu đường cùng ổi, bạn hãy nấu 100gr lá ổi non, lấy nước uống hằng ngày. Công thức trên, bạn cũng có thể thay thế bằng 30gr lá ổi (loại nào cũng được) sắc nước uống thay trà.


Bài thuốc 2

Ngoài lá ổn non ở trên, bạn còn có thể kết hợp chúng với các vị thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường tương tự.
Bạn cần chuẩn bị 50gr lá ổi non, 100gr mỗi loại lá sa kê và đậu bắp tươi, cho tất cả vào nồi có sẵn nước, nấu sôi, lấy nước uống mỗi ngày.


Bài thuốc 3

Tương tự như bài thuốc 2, bạn hãy chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu sau.
15gr mỗi loại bao gồm lá ổi, bạch quả kết hợp với 30gr râu ngô. Cho toàn bộ vào trong nồi, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Lá ổi và râu bắp, kết hợp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bài thuốc từ ổi
Bài thuốc từ ổi


Bài thuốc 4

15gr mỗi loại bao gồm lá ổi và lá dây thìa, sắc nước uống hằng ngày, cũng có tác dụng chữa tiểu đường tương tự


Bài thuốc 5

Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần 1 loại nguyên liệu duy nhất là quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường

Tuy có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhưng vỏ của loại trái cây này lại khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Do đó, trước khi ăn hãy gọt vỏ nhé.
Được biết, ruột ổi có thể làm nhuận trường, tuy nhiên, chất chát trong lá và vỏ ổi khiến tình trạng táo bón ngày càng thêm trầm trọng.
Vì vậy đây là những thông tin bạn cần tham khảo ký và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng nhé
Bạn nên tham khảo thêm về cây ổi nhé.
Ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thực ra cây ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được trồng phổ biến ở khắp các miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở ta, ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.
Tác dụng dược lý
Tên khoa học của ổi là Psidium guajava L., trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử… Về thành phần hóa học, quả và lá đều chứa Sitosterol, Quereetin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin; lá còn có Volatile oil, Eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các Polysaccharide như Fructose, Xylose, Glucose, Rhamnose, Galactose…; rễ có chứa Arjunolic acid; vỏ rễ chứa Tanine và Organic acid. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết… Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:

I/.Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính:

-Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần;
-Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống;
-Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.

II/. Cửu lỵ:
(1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống;
(2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống;
(3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

III/. Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Quả ổi
Quả ổi 

VI/. Tiêu chảy:
-Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống;
-Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần;
-Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống;
-Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần;
-Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày; -Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.

V/.Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.

VI/. Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.

VII/.Tiểu đường: (1) Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày, (2) Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.

VIII/. Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

IX/. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.

X/. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

XI/. Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

XII/.Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.

Ðiều cần lưu ý là với những người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác


BỆNH ZONA VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT


P1: THẾ NÀO LÀ ZONA VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI BỊ ZONA.


Bệnh zona (bệnh giời leo, giời ăn, giời bò, hoặc bệnh herpes zoster) là một tình trạng nổi mụn gây đau nhức ở da do virut varicella-zoster gây ra, đây cũng là loại virut gây ra bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ).


Bệnh zona và bệnh đậu mùa đã từng được xem là các chứng rối loạn riêng biệt. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng , cả 2 chứng bệnh này đều do một loại virus của họ herpes gây ra, được gọi là virut varicella-zoster (varicella-zoster virus – VZV). Thuật ngữ herpes bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “herpein”, có nghĩa là “bò, trườn”, ám chỉ kiểu di chuyển đặc trưng của các mụn nước trên da.
Biến chứng của zona
Biến chứng của zona

Trong thời kỳ tiền triệu của zona , bệnh nhân có thể nhức đầu , sợ ánh sáng , khó ở , nhưng hiếm khi có sốt .Bệnh khởi đầu với các cảm giác da bất thường khu trú , bao quát từ ngứa hoặc đau nhói đến đau dữ dội , có trước các tổn thương da từ 1 đến 5 ngày , cơn đau với cường độ khác nhau xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bị mắc zona . Một phát ban hồng hay dát sẩn tiến triển thành các cụm mụn nước từ 3- 5 ngày sau . Lành tổn thương thường diễn ra sau 2- 4 tuần ,thường để lại sẹo với những thay đổi màu da vĩnh viễn . Với các đặc điểm tổn thương trên da của bệnh zona đủ để giúp chẩn đoán chính xác trên lâm sàng . Tuy vậy , vị trí hoặc hình dạng và các tổn thương ngoài da có thể không điển hình , đặc biệt đối với những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch . Việc phát hiên và điều trị sớm sẽ giúp rất nhiều cho người mắc bệnh , giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, đặc biệt sẽ hạn chế được biến chứng đáng sợ nhất của zona ,đó là đau thần kinh sau zona ( là tình trạng đau nhức kéo dài trên 30 ngày từ sau khi bị zona ) .

Liệu pháp kháng virus trong điều trị zona : tại Hoa Kì , có 3 dược chất được chấp thuận và sử dụng trong điều trị zona , đó là : acyclovir , valacyclovir , famciclovir. Liệu pháp kháng virus đường uống được khuyến nghị sử dụng điều trị zona ở người lớn tuổi có chức năng miễn dịch bình thường và chức năng thận bình thường.

Theo nghiên cứu , acyclovir với liều sử dụng 800mg x 5 lần / ngày sẽ làm rút ngắn thời gian bài xuất virus , làm ngưng sự hình thành tổn thương mới nhanh chóng hơn , đẩy nhanh tốc độ liền sẹo , và giảm độ nặng của cơn đau cấp .
Thuốc điều trị zona
Thuốc điều trị zona


Cả 3 thuốc acyclovir , valacyclovir , famciclovir đều tỏ ra an toàn và dung nạp tốt , không có chống chỉ định nào đối với việc sử dụng các thuốc này ,mặc dù cần phải điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân bị suy thận . Tuy nhiên , hiện tại chưa có một thuốc nào trong 3 thuốc trên được chấp nhận cho sử dụng ở phụ nữ có thai .

Việc sử dụng sớm liệu pháp kháng virus để điều trị zona sẽ giúp làm giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sau này , đặc biệt đối với những đối tượng bệnh nhân có khả năng mắc biến chứng cao như người già , những người bị zona mắt và những bệnh nhân bị tổn hại miễn dịch . Vẫn có ý kiến cho rằng liệu pháp kháng virus không bắt buộc ở những bệnh nhân trẻ hơn bị zona không biến chứng , mặc dù liệu pháp này có lợi ích và nguy cơ tai biến rất thấp . Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nên sử dụng thuốc kháng virus càng sớm thì sẽ càng tốt , để có kết quả tốt nhất nên sử dụng trong vòng 72 h sau khi khởi phát các tổn thương .

Ngày nay , việc chẩn đoán zona trên lâm sàng không còn gặp quá nhiều khó khăn . Tuy nhiên , đồng quan điểm của các chuyên gia ngày nay đều nhận thấy rằng, việc điều trị zona tại thời điểm cấp và phát bệnh không quá khó nếu phát hiện sớm và kịp thời. Điều quan trọng là giải quyết và điều trị cái gọi là “ cơn đau hậu zona”. Với vấn đề này, Y học cổ truyền có một cái nhìn khác và 1 phương hướng điều trị hoàn toàn khác và được đánh giá là hiệu quả cũng như hạn chế được các tác dụng phụ về sau này rất nhiều !!!
( Biên soạn: BS Vũ Hữu Dũng )



Xem thêm:



CÁC BÀI TẬP KHÍ CÔNG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

 Có nhiều cách chữa bệnh trĩ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chữa trị phù hợp nhất. Trong đó, phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách tập khí công sẽ hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân nhanh chóng.



 Chữa trị bệnh trĩ bằng các bài tập khí công



Khí công chữa trĩ
Khí công chữa trĩ

 Hiện nay, cách chữa trị bệnh trĩ chủ yếu là điều trị theo 2 hướng Đông y và Tây y. Trong Đông y, các phương pháp luyện tập thường được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Có tác dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, làm tăng sự lưu thông máu, co búi trĩ lại. Đối với các trường hợp bệnh nhân trĩ đã quá to sau khi cắt, thắt trĩ cũng có thể tiến hành tập khí công để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 3 bài tập khí công trong Đông y mà bác sĩ khuyên người bệnh nên luyện tập.

Xem ngay: Cách giảm đau bệnh trĩ


🔥    Bài tập thứ nhất:

 Có thể tập mọi lúc, mọi nơi, khi nằm, khi ngồi hoặc khi đứng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt 2 bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về trạng thái bình thường, đưa lưỡi xuống. Thực hiện bài tập này mỗi ngày 2- 3 lần, mỗi lần làm khoảng 20 – 30 lần.


🔥 Bài tập thứ 2:

 tư thế đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt lấy mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, thẳng lưng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết ra đầy miệng, hãy hít sâu nhẹ nhàng, đặt lưỡi lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở và giữ tư thế này trong vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị cho lần tiếp theo. Thực hiện bài tập này trong khoảng 20 lần, sau khi kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày thực hiện bài tập này 2 lần. Với bài tập này sẽ có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Bài tập hít thở chữa trĩ
Bài tập hít thở chữa trĩ


🔥 Bài tập thứ 3:

 Tư thế nằm ngửa trên giường, 2 chân duỗi thẳng, khép vào nhau, 2 tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ, tập trung ý nghĩ về vùng đan điền. Hít vào từ từ, thót cơ hậu môn, xiết chặt 2 bàn tay lại, căn chặt 2 hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Thực hiện bài tập này trong khoảng 5 – 10 phút, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.

Xem ngay: Phương pháp điều trị trĩ

Nếu tình trạng bệnh trĩ đã ở giai đoạn nặng có biến chứng mà áp dụng các loại thuốc và các phương pháp dân gian sẽ không còn hiệu quả nữa. Do đó, việc đi khám bác sĩ sớm để xác định chính xác tình trạng bệnh trĩ của mình là điều rất quan trọng. Bởi bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác


BÀI THUỐC TỪ HÚNG CHANH

🌱 Chữa ho do viêm họng, khản tiếng


Bạn chỉ cần lấy khoảng 30g húng chanh tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Xem thêm: Nổi tiếng Trung Quốc - Chữa bệnh với 36 vỗ tay

Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả
Lá húng chanh trị ho rất hiệu quả


🌱 Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi


Bạn dùng khoảng 20g lá húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi (thái lát mỏng), 15g cam thảo đất, sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.



🌱 Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng

Xem thêm: 17 bài thuốc từ quả ổi

Để chữa cảm hàn, sốt, miệng đắng, bạn hãy lấy khoảng 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 8g tía tô, 3 lát mỏng gừng tươi. Sắc uống ngày 1 thang, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.



🌱 Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi



Với bệnh này, bạn chỉ cần lấy húng chanh tươi nấu nước xông hoặc thêm gừng, hành để xông cho người bệnh để giúp ra mồ hôi.

Chúc bạn thành công với bài thuốc trên

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Do bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm. Vì vậy, bệnh thường chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.



Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật


💉 Chảy máu: bệnh trĩ là biểu hiện bệnh lý của thành mạch máu, khi thành mạch máu giãn ra thì sẽ mỏng rất dễ thủng, dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh nhưng hậu quả của mất máu là gây thiếu máu. Nếu búi trĩ to, nhiều tĩnh mạch thì có thể gây chảy máu nhiều càng dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng rất nguy hiểm đến tính mạng.
💉 Đau rát: Khi búi trĩ to, thòi ra ngoài (độ 3 và 4) gây đau đớn nhất là có hiện tượng cọ xát khi vận động, đi lại.
💉 Gây tắc nghẽn: Búi trĩ to làm cho máu đông lại thành cục, gây tắc nghẽn hoại tử và gây đau dữ dội.


💊 Phương pháp phẫu thuật


Đối với bệnh trĩ thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt búi trĩ khi bệnh ở cấp độ nặng 3 hoặc độ 4. Lúc này các búi trĩ đã xa xuống hậu môn mà không thể co trở lại kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng khác như đau nhức, chảy máu, khổ sở khi đi vệ sinh , làm bệnh nhân đứng ngồi không yên (do búi trĩ cọ xát gây đau đớn), phương pháp này được coi là phương pháp giải quyết nhanh búi trĩ nhưng bên cạnh đó 

Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn, chi phí cao cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Nhiều người sau khi phẫu thuật cắt trĩ xong thường khó chịu đến mức có suy nghĩ hối hận vì đã không ăn uống kiêng khem sinh hoạt điều độ trước đó. Do hệ tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng rất phức tạp nên phẫu thuật cắt trĩ không đơn giản, có thể xảy ra các biến chứng như hẹp hay hỏng cơ vòng hậu môn gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ. Sau khi phẫu thuật, việc đi đại tiện cũng vô cùng đau đớn và nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ. Dù đã mổ cắt búi trĩ bị sa, nhưng nếu không giữ gìn vệ sinh ăn uống, bị táo bón..., người bệnh vẫn có thể tái phát bệnh trĩ.


💊 Phương pháp nào hiệu quả điều trị bệnh trĩ ?


Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ , nhưng phương pháp sử dụng thuốc đông y được coi là phương pháp không phẫu thuật ,đạt hiệu quả cao và không gây tái phát 

Bệnh nhân bị trĩ nội nếu ở cấp độ nhẹ từ 1 đến 2 thì hoàn toàn chỉ sử dụng những vị thảo dược có thể phục hồi hoàn toàn. Đặc biệt là người bệnh không phải mất thời gian để phục hồi sau đó, chi phí lại rẻ, hầu như không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Ngay cả với những bệnh nhân bị trĩ độ 3, khi mà xuất hiện búi trĩ và sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, phải đẩy thì mới co lên được, đây là cấp độ vẫn được cho rằng không cứu vãn được nữa phải can thiệp bằng cách cắt bỏ, nhưng nếu điều trị trĩ tích cực và kết hợp đúng các vị thảo dược, cộng với hạn chế những thói quen gây bệnh thì vẫn có thể phục hồi lại được, và đạt được hiệu quả cao

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác




MỘT SỐ CÁCH GIẢM ĐAU ĐỚN KHI BỊ TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến của người Việt Nam. Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm , không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn cả tâm lý người bệnh. Sau đây là một số phương pháp để giảm sự đau đớn cho người bệnh trĩ.



Sử dụng thuốc


Bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ trong thành phần có chứa hydrocortisone. Đây là một steroid hiệu quả và loại bỏ viêm, ngứa, khó chịu của các búi trĩ.
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin, Tylenol, và Ibuprofen để giảm đau do trĩ. Ngoài ra, Naproxen có thể giúp giảm sưng tĩnh mạch.


Chườm đá

GIẢM ĐAU ĐỚN KHI BỊ TRĨ
Giảm đau trĩ

Đá rất hữu ích trong việc giảm đau do trĩ. Chườm đá khoảng 10 phút mỗi ngày trong ít nhất 3 ngày. Sử dụng một miếng vải để quấn đá và tránh tiếp xúc trực tiếp đá vào da. Cách này giúp làm giảm sưng các dây thần kinh và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ dần dần.


Tắm ngồi thay cho đứng


Đổ nước ấm vào bồn tắm, sâu khoảng 15 -30cm và ngồi vào bồn để nước bao khắp khu vực hậu môn. Đây là cách điều trị trĩ an toàn, đem lại cảm giác thoải mái mà làm tăng lưu lượng máu và làm giảm đau do trĩ một cách đáng kể. Ngồi yên 1 chỗ khoảng 15-20 phút cho đến khi nước ấm bắt đầu nguội.


Mặc quần không quá chật


Bệnh trĩ càng nặng thêm khi bạn mặc quần áo chật không thông gió và cân bằng chuyển động trong khu vực ảnh hưởng. Để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, hãy mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên vùng hậu môn.


Thay đổi thói quen ăn uống:

Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống 

Một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học. Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm nhuận tràng, uống nhiều nước cũng như ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ. Giúp phòng tránh chứng táo bón hiệu quả và làm giảm đau trĩ rất tốt đấy.


Thay đổi thói quen sinh hoạt:


Phương pháp cuối cùng giúp giảm đau khi bị trĩ mà mình chia sẻ là bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Tránh việc đứng - ngồi lâu làm cho hậu môn trực tràng bị áp lực, tuần hoàn máu lưu thông cũng không được hoạt động tốt. Khi đi đại tiện, bạn cũng không nên ngồi quá lâu hay cố sức rặn, ép phân ra ngoài. Loại bỏ các thói quen đọc báo, hút thuốc trong khi đi đại tiện, phòng tránh triệu chứng của bệnh.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác