Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp: NỘI KHOA

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Hiển thị các bài đăng có nhãn NỘI KHOA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NỘI KHOA. Hiển thị tất cả bài đăng

4 THÓI QUEN XẤU LÀM TỔN THƯƠNG CỔ CỦA BẠN

Các chuyên gia khuyến cáo rằng: một số thói quen xấu trong cuộc sống có thể làm tổn thương cổ và bạn nên tránh hoặc hạn chế chúng càng nhiều càng tốt.

Ngày nay, đau cổ và đau vai là những vấn đề phổ biến nhất của các nhân viên văn phòng. Đừng nghĩ rằng lười vận động là nguyên nhân của các triệu chứng này. Bởi thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau vai, đau cổ ở dân công sở.
1. Xách những chiếc túi lớn
4 THÓI QUEN XẤU LÀM TỔN THƯƠNG CỔ CỦA BẠN
4 THÓI QUEN XẤU LÀM TỔN THƯƠNG CỔ CỦA BẠN


Nhân viên văn phòng thường thích sử dụng những chiếc túi lớn để chứa được nhiều vật dụng cá nhân. Nhưng chị em vô tình không biết rằng đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau cổ.

Các chuyên gia giải thích rằng là do khi sử dụng những chiếc túi cỡ lớn, lại đeo thuận một bên vai, về lâu dài sẽ làm co thắt các cơ ở cổ, gây ra đau vai và mất bất đối xứng vai.


Để giảm thiểu tác động xấu này, bạn nên thay đổi tay xách và đeo túi. Những chiếc túi cũng không nên quá nặng, chỉ nên đem theo những thứ thật cần thiết. thỉnh thoảng bạn có thể massage giúp làm giảm các triệu chứng một cách hiệu quả.

2. Ngủ trên xe

Một số người thường tranh thủ các giấc ngủ ngắn khi đi du lịch, đi xe bus… Mệt mỏi, buồn ngủ và tư thế nằm nghiêng khi ở trên xe cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau lưng.

Các chuyên gia phân tích: giấc ngủ ngắn trên ghế xe thường làm cơ thể mất cân bằng. Phần lớn các tư thế đều không được thoải mái và gây áp lực lên các cơ ở vùng vai, cổ.

3. Nằm ngủ điều hòa hay quạt thẳng vào phần gáy

Phần lớn các trường hợp bị đau đốt sống cổ vào mùa hè là do bị lạnh. Khi ngủ, nếu để điều hòa hoặc quạt thổi thẳng vào người sẽ làm phần gáy, cơ lưng bị nhiễm lạnh, dẫn đến đau cổ. Bên cạnh đó, trời nóng nực, mồ hôi nhễ nhại, khiến bạn chỉ muốn dội nước lạnh vào người cho đã. Nhưng thói quen này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, chân tay tê buốt, cổ không cử động được vào ngày hôm sau.

Đêm mùa hè, khi ngủ chúng ta cũng có xu hướng trở mình nhiều hơn nên là lý do khiến cổ rất dễ bị sái. Mùa hè ngày dài hơn đêm nên thời gian ngủ và nghỉ ngơi giảm đi. Ban ngày làm việc, cổ đã rất mệt mỏi, tối về không được nghỉ ngơi nhiều sẽ khiến cổ “trở chứng”.

4. Lái xe không đúng tư thế

Ngồi lái xe không đúng tư thế không chỉ ảnh hưởng tới việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau mỏi cổ, vai, lưng. Tư thế ngồi hơi “lỏng” nghĩa là mông không chạm hẳn vào ghế có xu hướng làm bạn cong lưng ở thắt hông khi lái, đây là nguyên nhân dẫn đến đau lưng và mỏi cổ.

Theo các chuyên gia phân tích: Nhiều người mới lái xe thường có xu hướng gập người ra phía trước, cố gắng nắm lấy vô lăng. Cánh tay phải vươn dài, cơ thể phải “rướn” trong quá trình lái xe gây sức tải tối đa lên cột sống. Tư thế không đúng này kéo dài một thời gian sẽ dẫn đến chứng đau, mỏi cột sống và kéo lên đến cổ.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BỆNH ZONA VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT


P1: THẾ NÀO LÀ ZONA VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI BỊ ZONA.


Bệnh zona (bệnh giời leo, giời ăn, giời bò, hoặc bệnh herpes zoster) là một tình trạng nổi mụn gây đau nhức ở da do virut varicella-zoster gây ra, đây cũng là loại virut gây ra bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ).


Bệnh zona và bệnh đậu mùa đã từng được xem là các chứng rối loạn riêng biệt. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng , cả 2 chứng bệnh này đều do một loại virus của họ herpes gây ra, được gọi là virut varicella-zoster (varicella-zoster virus – VZV). Thuật ngữ herpes bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “herpein”, có nghĩa là “bò, trườn”, ám chỉ kiểu di chuyển đặc trưng của các mụn nước trên da.
Biến chứng của zona
Biến chứng của zona

Trong thời kỳ tiền triệu của zona , bệnh nhân có thể nhức đầu , sợ ánh sáng , khó ở , nhưng hiếm khi có sốt .Bệnh khởi đầu với các cảm giác da bất thường khu trú , bao quát từ ngứa hoặc đau nhói đến đau dữ dội , có trước các tổn thương da từ 1 đến 5 ngày , cơn đau với cường độ khác nhau xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bị mắc zona . Một phát ban hồng hay dát sẩn tiến triển thành các cụm mụn nước từ 3- 5 ngày sau . Lành tổn thương thường diễn ra sau 2- 4 tuần ,thường để lại sẹo với những thay đổi màu da vĩnh viễn . Với các đặc điểm tổn thương trên da của bệnh zona đủ để giúp chẩn đoán chính xác trên lâm sàng . Tuy vậy , vị trí hoặc hình dạng và các tổn thương ngoài da có thể không điển hình , đặc biệt đối với những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch . Việc phát hiên và điều trị sớm sẽ giúp rất nhiều cho người mắc bệnh , giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, đặc biệt sẽ hạn chế được biến chứng đáng sợ nhất của zona ,đó là đau thần kinh sau zona ( là tình trạng đau nhức kéo dài trên 30 ngày từ sau khi bị zona ) .

Liệu pháp kháng virus trong điều trị zona : tại Hoa Kì , có 3 dược chất được chấp thuận và sử dụng trong điều trị zona , đó là : acyclovir , valacyclovir , famciclovir. Liệu pháp kháng virus đường uống được khuyến nghị sử dụng điều trị zona ở người lớn tuổi có chức năng miễn dịch bình thường và chức năng thận bình thường.

Theo nghiên cứu , acyclovir với liều sử dụng 800mg x 5 lần / ngày sẽ làm rút ngắn thời gian bài xuất virus , làm ngưng sự hình thành tổn thương mới nhanh chóng hơn , đẩy nhanh tốc độ liền sẹo , và giảm độ nặng của cơn đau cấp .
Thuốc điều trị zona
Thuốc điều trị zona


Cả 3 thuốc acyclovir , valacyclovir , famciclovir đều tỏ ra an toàn và dung nạp tốt , không có chống chỉ định nào đối với việc sử dụng các thuốc này ,mặc dù cần phải điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân bị suy thận . Tuy nhiên , hiện tại chưa có một thuốc nào trong 3 thuốc trên được chấp nhận cho sử dụng ở phụ nữ có thai .

Việc sử dụng sớm liệu pháp kháng virus để điều trị zona sẽ giúp làm giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sau này , đặc biệt đối với những đối tượng bệnh nhân có khả năng mắc biến chứng cao như người già , những người bị zona mắt và những bệnh nhân bị tổn hại miễn dịch . Vẫn có ý kiến cho rằng liệu pháp kháng virus không bắt buộc ở những bệnh nhân trẻ hơn bị zona không biến chứng , mặc dù liệu pháp này có lợi ích và nguy cơ tai biến rất thấp . Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nên sử dụng thuốc kháng virus càng sớm thì sẽ càng tốt , để có kết quả tốt nhất nên sử dụng trong vòng 72 h sau khi khởi phát các tổn thương .

Ngày nay , việc chẩn đoán zona trên lâm sàng không còn gặp quá nhiều khó khăn . Tuy nhiên , đồng quan điểm của các chuyên gia ngày nay đều nhận thấy rằng, việc điều trị zona tại thời điểm cấp và phát bệnh không quá khó nếu phát hiện sớm và kịp thời. Điều quan trọng là giải quyết và điều trị cái gọi là “ cơn đau hậu zona”. Với vấn đề này, Y học cổ truyền có một cái nhìn khác và 1 phương hướng điều trị hoàn toàn khác và được đánh giá là hiệu quả cũng như hạn chế được các tác dụng phụ về sau này rất nhiều !!!
( Biên soạn: BS Vũ Hữu Dũng )



Xem thêm:



TĂNG HUYẾT ÁP NÊN TRÁNH 6 THỰC PHẨM NÀY

Thực phẩm KHÔNG DÙNG cho bệnh nhân tăng huyết áp


🍚 Muối


Người bệnh tăng huyết áp không ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như tôm khô, trứng vịt muối, thịt chà bông… Giảm bớt mặn làm giảm huyết áp 2-8 mmHg.
Muối làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp
Muối làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp


🍳 Chất béo (lipid)


Tránh ăn nhiều thức ăn chiên xào, hạn chế chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, da, nội tạng động vật, nước xương hầm, bơ thực vật, phô mai, lòng đỏ trứng gà, vịt, dầu dừa, dầu cọ…


🍵 Chất bột đường (glucid)


Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, mứt, nước ngọt… Trái cây nhiều ngọt như xoài, mít, nhãn, vải tươi hoặc khô cần ăn kiêng hoặc ăn rất hạn chế. Các loại tinh bột như cơm, bún, phở… là thực phẩm hàng ngày nên ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no, nên chia nhiều bữa.

Xem thêm: 17 bài thuốc từ quả ổi

🐷 Chất đạm (protid)


Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, cừu, dê, chó làm tăng cholesterol trong máu thúc đẩy tình trạng xơ vữa mạch làm tăng huyết áp.


Rối loạn do thực phẩm chế biến sẵn
Rối loạn do thực phẩm chế biến sẵn


🍡 Thức ăn chế biến sẵn


Hạn chế thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích vì có tỷ lệ muối cao và chứa chất bảo quản dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ ung thư đại tràng.


🍺 Các chất kích thích


Cà phê, trà, rượu bia, gia vị (ớt, tiêu) đều là những thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đối với bệnh lý tăng huyết áp. Các chất kích thích làm hưng phấn thần kinh, bất an, mất ngủ, rối loạn nhịp tim…