Ở Việt Nam, có khoảng 20 – 25% dân số mắc các bệnh dị ứng. Bệnh thường bắt đầu trước 20 tuổi (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8 – 11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi. Với mức độ nhẹ, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như: phát ban, ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay,… khiến giấc ngủ người bệnh bất thường, giảm sinh hoạt hằng ngày, hạn chế khả năng học tập, làm việc…
Khi bị dị ứng, có thể sử dụng các bài thuốc thảo dược dưới đây:
Cỏ nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao,… và cắt những cơn ngứa và đẩy lùi tình trạng nổi mẩn, mề đay,… do dị ứng cực hiệu quả.
Nhọ nồi |
Để chữa trị, dùng lá nhọ nồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống, phần bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng
Lá kinh giới
Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả rất tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Kinh giới |
Để chữa dị ứng, kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Rau má
Rau má có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu và giảm bớt những dấu hiệu của dị ứng hiệu quả.
Lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập sau đó hãm với 200ml nước sôi uống trong ngày
Lá bạc hà
Bạc hà có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt những triệu chứng mà dị ứng mang đến. Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà có khả năng gây tê, chống viêm rất tốt cho da.
Lá bạc hà rửa sạch bằng nước muối, vò nát và chà xát vào chỗ mẫn ngứa, tức thì mề đay sẽ lặn. Hoặc đun nước tắm bằng cách nước pha với dầu bạc hà hoặc vò lá bạc hà với nước rồi dùng nước để rửa vùng cơ thể bị ngứa, hoặc nhúng khăn xô vào nước lá bạc hà rồi xoa lên chỗ ngứa.
Lá khế
Trong Đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc và hiệu quả cực tốt trong trị mẩn ngứa, mề đay.
Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Hoặc đun nước lá khế để tắm hàng ngày.
Lá húng quế
Húng quế |
Húng quế có vị cay, tính ấm, có tác dụng rất tốt trong trừ phong hàn khí, hóa thấp tiêu thực, hoạt huyết giải độc giúp cắt cơn ngứa, nổi mẩn, mề đay,… do hiện tượng dị ứng mang lại, giúp hồi phục và tái tạo tổn thương trên da.
Cho khoảng 10 – 15g húng quế khô sắc thánh nước uống hoặc giã lấy nước cốt uống, phần bã có để dùng để đắp trực tiếp vào vết dị ứng để được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Ngoài ra có thể dùng lá mướp, rau thì là rửa sạch, giã nhỏ, bọc vào tấm vải xô sạch và chấm lên vết dị ứng cũng có tác dụng chữa mẩn ngứa hiệu quả.
Xem thêm:
Mua dược liệu
Các sản phẩm khác