Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

3 ĐIỂM MỚI TRÊN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ 2018 BẠN CẦN BIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

1. Không ghi thời điểm hết hạn sử dụng


Nếu như thẻ bảo hiểm y tế các năm trước ghi rõ thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm thì trên thẻ bảo hiểm y tế năm 2018 chỉ in Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....”.

Nội dung này được hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST ngày 8.8.2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH.

Vì vậy, để biết chính xác hạn sử dụng thẻ BHYT của mình là ngày/tháng/năm nào, người tham gia BHYT tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;


2. Xác định đầy đủ thời điểm tham gia 5 năm liên tục


BHXH đã tiến hành rà soát dữ liệu về thời gian tham gia BHYT để thể hiện thông tin thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ. Vì vậy, từ 1.1.12018, trường hợp người tham gia không có thông tin về thời điểm 5 năm liên tục cũng như thông tin bị sai, vui lòng liên hệ với cơ quan BHXH trực tiếp cấp thẻ để được điều chỉnh.


3. 10 số cuối mã thẻ BHYT là mã số BHXH


Theo quy định mới tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ BHYT chính là mã số BHXH của người tham gia.

Như vậy khi tra cứu thông tin, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng thông tin ở thẻ BHYT để tra một số thông tin về BHXH của mình. Đây là một trong những điểm thuận lợi cho người dân  theo quy định mới.

Một điều thuận lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế là: Khi các cơ sở khám chữa bệnh, nếu người dùng phát hiện trên thẻ bị sai thông tin cơ sở khám chữa bệnh không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT. Thay vào đó, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh.
Theo VNN

TÁC DỤNG CỦA LÁ CÂY MẬT GẤU

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tác dụng của lá mật gấu
Tác dụng của lá mật gấu

Người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.


1. Thành phần hoá học:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Lá mật gấu ( lá đắng )
Lá mật gấu ( lá đắng )

3. Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
Trọng lượng cơ thể,
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng ( lá mật gấu ) dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2,
Rối loạn lipid máu,
Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.

Khỏe đẹp nhờ xoa bóp

Cũng giống như một bộ máy, hoạt động càng lâu cơ thể con người cũng hao mòn dần mà y học gọi là lão hoá.

Con người phát triển theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử, cho nên không tránh được già, mà chỉ có thể phấn đấu làm quá trình già hoá chậm lại.

Xoa bóp
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, khí huyết, luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định giúp duy trì sự sống lâu dài. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hoá, cần phải luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những thứ làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giảm các nỗi bực dọc, giải quyết tốt mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng. Phải chú ý cả ba vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học, văn minh để loại trừ bảy nguyên nhân gây bệnh của đông y: hỷ-nộ-ưu-tư-bi-kinh-khủng.



Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn… Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường. Giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, ăn và làm, trí óc và chân tay, trong nhà và ngoài trời. Ăn uống đúng và đủ theo khả năng, không nên nghiện bất cứ thứ gì. Hạn chế thịt, nhất là mỡ. Ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người có nguồn gốc ăn ngũ cốc, nên thức ăn phải 80% là ngũ cốc, còn 20% là rau quả và các thứ khác. Không nên ăn quá no. Người già rất cần đạm ở đỗ tương, mè, đậu phộng, tôm, cua, ốc, hến…

Không chỉ hiện tại mà cả trước đây, con người hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Vấn đề cốt lõi là phải làm thế nào để sống khỏe và sống lâu một cách hiệu quả. Người ta đã tìm thấy một số phương pháp dưỡng sinh tăng tuổi thọ giản dị mà hiệu quả trong y học cổ truyền. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin giới thiệu những bài tập xoa bóp, dễ làm mà tác dụng cũng dễ thấy.

Xoa bàn chân: sau khi ngâm rửa bàn chân bằng nước ấm, dùng lòng bàn tay xoa lần lượt hai mắt cá, mu bàn chân, gan bàn chân và các ngón chân từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, mỗi vùng xoa 50 – 100 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay cái day hai huyệt dũng tuyền nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân, trong vòng năm phút. Bài tập này giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh, các tế bào lâu lão hoá.

Xát vùng lưng: sau khi tắm hoặc lau rửa toàn thân bằng nước ấm, dùng khăn gai dài, vắt qua sau lưng rồi tiến hành xát ngang và dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ nhẹ đến mạnh với tần suất 100 – 200 lần/phút. Nếu có người khác, dùng bàn tay xát cho thì càng tốt, thậm chí có thể dùng dụng cụ gãi ngứa bằng nhựa để tiến hành xát lưng. Sau khi xát, có thể dùng hai ngón tay cái day ấn dọc hai bên cột sống để nâng cao hiệu quả trị liệu. Bài tập này có tác dụng lưu thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ, thư giãn tinh thần, giúp trường thọ.
Xoa bóp loa tai: trước tiên, xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi dùng lòng bàn tay vò loa tai từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhẹ nhàng vê vành tai thật kỹ sao cho tai nóng đều lên. Cần lưu ý xoa hết mọi ngóc ngách của tai. Mỗi ngày nên xoa hai lần, khi tiến hành nên chọn nơi yên tĩnh, toàn thân và tinh thần thư giãn. Bài tập này giúp điều hoà công năng các tạng phủ, làm lưu thông kinh mạch, từ đó giúp cơ thể đủ sức phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những thực phẩm bà bầu nên thận trọng khi ăn

Trong quá trình mang thai, những thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thức ăn và phản ứng của cơ thể trong những trường hợp này sẽ nặng nề hơn khi không mang thai

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong thai kỳ giúp cho sự phát triển hoàn thiện của bé, tuy nhiên không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều tốt cho thai kỳ.

Thận trọng khi ăn cá

Những thực phẩm bà bầu nên thận trọng khi ăn
Nhóm thủy hải sản là một trong những nguồn cung cấp chất đạm, sắt cho mẹ và bé. Acid béo omega-3 trong một số loại cá giúp não bộ của trẻ phát triển và hoàn thiện. Một chế độ ăn ít hải sản trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và các vấn đề về phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, nên tránh dùng nhóm hải sản chứa nhiều thủy ngân hay nhiều chủng loại cá biển và hải sản có vỏ khác (sò, trai, cua, tôm…) có thể chứa một hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sức khỏe.


Nồng độ thủy ngân cao trong chế độ ăn của mẹ có thể làm tổn thương hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Những loại cá càng to và càng già chứa hàm lượng thủy ngân càng cao. Thai phụ nên tránh ăn những loại cá kiếm, cá mập, cá thu vua… Thai phụ có thể ăn khoảng 340 g/tuần các loại hải sản như tôm, cá ngừ đóng hộp (giới hạn phi lê cá không quá 170 g/tuần), cá hồi, cá trê, cá tuyết.

Một số loại thủy sản nếu không được đun nấu kỹ lưỡng hoặc được đánh bắt ở những vùng ao hồ bị ô nhiễm hóa chất có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé khi sử dụng trong thai kỳ. Do đó cần tránh sử dụng cá sống và hải sản sống hay các loại hải sản đông lạnh hun khói (có thể sử dụng với điều kiện đã được nấu chín/đóng hộp), các loại cá ở những vùng sông hồ, suối bị ô nhiễm.

Đề phòng ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn

Trong quá trình mang thai, những thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thức ăn và phản ứng của cơ thể trong những trường hợp này sẽ nặng nề hơn khi không mang thai, làm cho thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Không nên sử dụng thịt bò và thịt gia cầm nấu tái vì có thể nhiễm vi khuẩn coli, toxoplasma, samonella. Khi mang thai cũng không nên mua gia cầm tươi đã được dồn thịt hoặc tẩm ướp sẵn vì dung dịch trộn dùng để dồn vào gia cầm có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đối với gia cầm đông lạnh được tẩm ướp – dồn thịt, có thể sử dụng an toàn nếu nấu trực tiếp không rã đông .

Còn trứng tươi có thể bị nhiễm khuẩn samonella, nhất là những thực phẩm được chế biến trứng chưa được nấu chín như xốt mayonaise, kem tươi làm từ lòng trắng trứng, món sữa trứng… Xúc xích nóng hay xông khói có thể chứa mầm bệnh listeria, vi khuẩn này có thể xuyên qua nhau thai gây nhiễm trùng, nhiễm độc huyết thai nhi có thể gây sẩy thai hoặc trẻ chết non. Thai phụ tránh ăn quá nhiều gan vì đây là thực phẩm giàu vitamin A, quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Sữa và nhiều sản phẩm tách béo làm từ sữa bò như sữa gầy, phô mai mềm làm từ sữa tách béo có thể là một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ sử dụng khi đã được tiệt trùng (trên nhãn hàng có ghi sản phẩm đã được tiệt trùng). Nếu không nó có thể là nguồn lây bệnh, thai phụ sẽ có nguy cơ nhiễm listeria. Cũng cần tránh các loại rau củ sống, trái cây chưa rửa, trái cây hư để tránh nguy cơ nhiễm toxoplasma (vì đất trồng cây có thể nhiễm loại này).

Các loại thức uống cần hạn chế

Ngoài các loại thức uống có chất kích thích như rượu, cà phê thì thai phụ cũng nên tránh uống trà thảo mộc trong lúc mang thai mặc dù trà thảo mộc có tính dịu nhẹ. Có một số ít bằng chứng cho thấy trà thảo mộc có ảnh hưởng trên sự phát triển của thai nhi, ngay cả loại trà thảo mộc được quảng cáo dành riêng cho phụ nữ mang thai. Nếu dùng số lượng lớn, một vài loại trà thảo mộc (ví dụ loại làm từ lá mâm xôi) có thể gây co thắt tử cung.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Bạn đã ăn rau đúng cách hay chưa ?

Ai cũng biết ăn rau là tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều vitamin và thúc đẩy sự hấp thụ dinh dưỡng. Nhưng liệu bạn đã ăn rau đúng cách hay chưa ?

1. Ăn rau sống luôn là lựa chọn tốt nhất?

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng ăn rau sống là cách hiệu quả nhất để bảo tồn các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng liệu đó có phải luôn luôn là tốt nhất? Câu trả lời là không. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh năm 2008 cho biết các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi trên 198 đối tượng có mức hấp thụ lycopene, một chất chống ung thư quan trọng chống oxy hóa dù ăn nhiều cà chua, ổi, dưa hấu, ớt chuông đỏ và đã đi đến kết luận như vậy.

Ăn rau sống luôn là lựa chọn tốt nhất?
Giải pháo cho vấn đề này chính là nhiệt. Cà chua nấu trong 30 phút sẽ tăng đáng kể lượng lycopene so với cà chua sống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau đều có thể áp dụng cách này.



2. Nên nấu rau như thế nào?

Rau củ như cà rốt khi được nấu có thể làm tăng mức độ beta carotene, một chất carotenoid vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng với thị lực, sinh sản, phát triển xương và điều hòa hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, cà rốt hoặc đậu Hà Lan đóng hộp đã bị mất đến 95% vitamin C bởi quá trình chế biến. Do đó, tùy vào từng loại rau, bạn nên chọn cách chế biến khác nhau. Hạn chế sử dụng các loại rau củ đóng hộp.

Các biện pháp như hấp, luộc, nướng, chiên đều có thể áp dụng cho rau và được lựa chọn tùy thuộc vào sở thích cũng như món ăn bạn định chế biến.

Tuy nhiên, có một số lời khuyên nhỏ như sau: luộc hoặc nấu là cách tốt nhất để chế biến cà rốt; bông cải xanh nên được hấp hoặc rán, thậm chí là ăn sống. Nguyên nhân là do bông cải xanh khi nhận nhiệt cao có thể sản xuất sulforaphane, một chất chống ung thư. Đối với các loại rau củ bạn muốn giữ lại vitamin C, nên ưu tiên phương pháp nướng lò vi sóng vì chúng giữa lại vitamin C trong rau nhiều hơn phương pháp luộc.

3. Chế biến rau cũng là một cách giúp bạn ăn rau nhiều hơn

Chế biến rau cũng là một cách lựa chọn thông minh. Vì thực phẩm được nấu chín sẽ có mùi vị tốt hơn. Nếu mùi vị ngon hơn, bạn sẽ ăn nhiều hơn. Khi chế biến rau, nên thêm gia vị và chất béo thì vị luộc hay hấp đơn thuần. Ngoài tăng vị giác, chất béo còn giúp chúng ta cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất định trong rau.

Rào cản lớn nhất khiến mọi người lười ăn rau chính là vị giác. Nếu vị giác tốt hơn nhờ rau được chế biến, bạn sẽ thích ăn nó hơn.

Cuối cùng, bạn có thể tiết kiệm nước luộc rau bằng cách dùng nó để làm canh, món hầm hay nước sốt…



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Chẩn đoán và điều trị chứng mất ngủ

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường đi kèm với một số biểu hiện khác. Nguyên nhân là do một bộ phận nào đó trong cơ thể đang trục trặc và cách điều trị rất đơn giản, chỉ cần bồi bổ, điều chỉnh dinh dưỡng lại cho hợp lý.

Hay sốt ruột, nôn nóng, ngủ lúc tỉnh lúc mê – do gan

Nếu có triệu chứng ngủ lúc tỉnh lúc mê, tinh thần không tốt, thiếu sức lực, mặt trắng nhợt, mắt khô, viêm lưỡi…là dạng mất ngủ do gan huyết suy nhược.

Giải pháp: Có thể thông qua thực phẩm để phòng tránh mất ngủ. Khi cảm thấy áp lực lớn, nên ăn nhiều các loại quả màu xanh, hoặc có vị chua như kiwi, chanh, mơ…
Mất ngủ

Người cơ thể suy nhược, mất ngủ – do thận



Cơ thể suy nhược, bệnh lâu không khỏi, mệt mỏi quá độ, hoặc bẩm sinh thể chất không khoẻ mạnh đều dễ dẫn đến các hiện tượng như giấc ngủ không yên, lúc tỉnh lúc mê, tê mỏi chân, ra mồ hôi nhiều… Đây là những biểu hiện của thận dương suy, tâm hỏa vượng, cần được bồi dương bổ thận.

Giải pháp: Có thể dùng sơn dược, kỳ tử, gạo tẻ nấu cháo, có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ.

Đang bị bệnh, hoặc vừa ốm dậy, khó ngủ – do phổi

Khi bị bệnh, khí trong người bị suy nhược, dễ dẫn tới bồn chồn, rất khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân chính do nhiệt ở phổi, ngoài ra còn có các biểu hiện như miệng khô, thân nhiệt nóng, tiểu tiện ít…

Giải pháp: Ăn nhiều cà rốt, mộc nhĩ, mật ong, lê, sơn trà… Đặc biệt là sơn trà công hiệu rất tốt.

Chướng bụng, tức ngực gây khó ngủ – do tì vị

Theo Đông y dạ dày và ruột không được chăm sóc tốt, khiến khí trong dạ dày không đuợc điều hoà, ảnh hưởng đến tiêu hoá, gây chướng bụng khó chịu cũng dẫn đến việc mất ngủ. Lúc này cần tìm cách hỗ trợ tiêu hoá và an thần.

Giải pháp: Tốt nhất nên phòng tránh bằng cách tuân thủ nguyên tắc 7-7 trong bữa tối, nghĩa là ăn trước 7 giờ tối (hoặc 3 tiếng trước khi ngủ), và chỉ ăn no 7 phần, ăn uống thanh đạm.

Nên ít ăn những thực phẩm dễ gây chướng khí và kích thích như các loại đậu, ớt, tỏi, hành tây sống…

Nên đi dạo một lúc sau bữa ăn và trước khi ngủ.
Dễ nằm mê khi ngủ – do tim
alt

Những nguời thường phải thức đêm để làm việc sẽ dần dần làm hao tổn “dương khí” của cơ thể, biến thành thể chất “dương suy”, dù mệt mỏi đến đâu, cũng khó ngủ ngon, thường bị mộng mị, cảm giác như không được nghỉ ngơi đủ. Thời gian dài sẽ thấy trí nhớ không ngừng bị suy giảm, đồng thời, sắc mặt trắng nhợt, hay chóng mặt…Lúc này cần “bồi bổ tâm dương, dưỡng tâm thần”.

Giải pháp: Nên chọn long nhãn, táo tàu, hạt sen và gạo nếp nấu cháo ăn buổi sáng. Hoặc dùng 6 phần thịt long nhãn, 10g hạt sen đun với 500 ml nước thành trà. Uống 1 ly nóng 2 buổi sáng tối mỗi ngày có thể dưỡng tâm an thần.

Tuy nhiên lúc bị cảm, hoặc những người có triệu chứng bị bốc hoả như có cảm giác khô miệng… không nên dùng long nhãn.

Tất nhiên, dù là loại mất ngủ nào, nếu buổi chiều kết hợp vận động với lượng thích hợp, buổi tối ngâm chân nước nóng, và mát xa chân đều có tác dụng phòng tránh rất hiệu quả.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Vì sao bạn nên uống nước chanh mỗi sáng ?

Uống nước chanh mỗi sáng không chỉ giúp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn giúp đẹp da, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi….

Tăng cường hệ miễn dịch

Nước chanh có chứa rất nhiều vitamin C, vì thế nó là liều thuốc rất tốt để phòng chống và chữa những bệnh do cảm lạnh mà ra.
Nước chanh

Nước chanh cũng chứa khá nhiều kali, có tác dụng kích thích não bộ và các chức năng thần kinh khác. Ngoài ra, kali cũng giúp kiểm soát huyết áp cho bạn.

Giảm mức độ axit tổng thể của cơ thể



Uống nước chanh hàng ngày, bạn sẽ làm giảm được mức độ axit tổng thể của cơ thể. Nguyên nhân là do chanh là một trong những loại thực phẩm có chứa khá nhiều tính kiềm.

Giúp giảm cân

Chanh có nhiều chất xơ giúp chống lại cảm giác đói và thèm ăn. Thậm chí, nếu duy trì một chế độ ăn uống có chứa nhiều kiềm hơn sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Nước chanh giúp thanh lọc đường ruột khỏe mạnh, tống khứ ra ngoài các chất thải không cần thiết của cơ thể vì nó là một axit cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ đó chúng làm giảm đáng kể chứng ợ nóng và táo bón.

Là một chất lợi tiểu

Uống nước chanh, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vì nó được coi là một chất lợi tiểu trong cơ thể, giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Theo đó tốc độ đào thải độc tố cũng nhanh chóng hơn, giúp giữ cho đường tiết niệu của bạn khỏe mạnh.

Cho làn da sáng đẹp

Các thành phần vitamin C có trong nước chanh giúp làm giảm những nếp nhăn và những nhược điểm trên khuôn mặt.

Lý do là vì nước chanh thanh trùng các độc tố từ máu, giúp giữ cho làn da trắng sáng. Nó cũng có thể được áp dụng thoa trực tiếp vào những vết sẹo để giúp làm giảm sự xuất hiện của sẹo.

Cải thiện tình trạng hơi thở “rau mùi”

Không chỉ có những lợi ích như trên, nước chanh còn có thể giúp giảm đau răng và viêm nướu, từ đó làm giảm tình trạng hơi thở hôi.

Tuy nhiên, các acid citric có trong miệng có thể làm mòn men răng của bạn, vì thế mỗi khi uống nước chanh, bạn nên uống bằng ống hút và nên súc miệng ngay sau khi uống chúng để giảm sự tiếp xúc trực tiếp của nước chanh với răng xinh.

Giảm các vấn đề về đường hô hấp

Một cốc nước chanh ấm vào mỗi sáng sớm sẽ giúp loại bỏ các bệnh nhiễm trùng ở vùng ngực và dừng những cơn ho khan, ho gió lại. Nó cũng được cho là liều thuốc quý giá và hữu ích cho những người đang bị bệnh hen suyễn và thường xuyên bị dị ứng.

Giảm căng thẳng

Vitamin C có nhiều trong nước chanh là một trong những phương thuốc giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng cho trí não và cơ thể.

Giúp cai nghiện cà phê

Sau khi uống một ly nước chanh nóng, bạn sẽ thực sự thấy không thèm uống cà phê vào buổi sáng nữa. Tuy đây là một điều khá bất ngờ và cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được điều này.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Bí quyết làm giảm cơn đau dạ dày

Vết loét trên niêm mạc dạ dày hay tá tràng là hậu quả từ tình trạng thắng thế của nước chua trong bao tử. Trong tiến trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải tiết ra dịch vị có tính axít để xay nhuyễn thức ăn trước khi xuống ruột.

Dịch vị có nhiệm vụ đụng gì hòa tan nấy, bất kể bạn hay thù. Niêm mạc dạ dày vì thế đồng thời cũng phải bài tiết một lớp chất nhờn để bọc lót cho mặt trong bao tử trước sức công phá của dịch vị.

Khuẩn HP
Vì lý do nào đó, chẳng hạn vì thói quen để bụng quá đói hay trong lúc cảm xúc thái quá hoặc vì căng thẳng do stress, lượng nước chua trong dạ dày bội tăng. Thêm vào đó, lớp màng nhầy bảo vệ bao tử mỏng đi rất nhiều ở người lao tâm lao lực, nghiện rượu hay thường bị viêm dạ dày vì vi khuẩn Helicobacter pylori.



Nếu cùng lúc đó, lượng thức ăn trong dạ dày lại quá ít thì dịch vị sẽ dễ tìm ra chỗ trống để ăn mòn niêm mạc bao tử. Từ chỗ viêm tấy, nếu không được điều trị kịp thời, bước qua vết loét chỉ là vấn đề thời gian. Khi đã loét rồi thì dịch vị càng dễ khoét rộng vì chính ổ loét cũng tạo ra chất xuất tiết tiếp tay với dịch vị.

Người bị loét dạ dày tá tràng, bên cạnh thuốc men đúng cách, bao giờ cũng cần chế độ dinh dưỡng có công năng “3 trong 1”.

Cụ thể, món khai vị nên là các loại rau như cà rốt, rau dền, ớt Đà Lạt… nhằm tận dụng công năng bảo vệ niêm mạc của caroten. Bên cạnh đó, đừng quên khoáng tố kẽm trong hàu, vọp vì vết loét, cho dù uống đủ thuốc, vẫn khó lành nếu thiếu kẽm. Để hỗ trợ tác dụng tự bảo vệ niêm mạc của dạ dày khó có hoạt chất nào qua mặt được dầu béo 3-Omega trong cá biển như cá mòi, cá nục, cá thu. Các món như khoai tây, trái bơ vì thế nên là món ăn độn, càng thường xuyên càng tốt.

Nạn nhân cần tránh vài thứ như: các món chiên xào, rượu, cà phê, trà đậm, nước ngọt có gaz; trái cây, rau cải ngâm giấm; nước tương vì lượng muối ăn trong đó là một trong các nhân tố gây loét dạ dày; đừng uống hơn một ly sữa mỗi ngày vì sau tác dụng thuận lợi lúc đầu, chính sữa lại khiến dạ dày phản ứng sai lầm và bài tiết nhiều dịch vị.

Bên cạnh lý do vì độc chất nicotin trong thuốc lá, rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày chữa mãi không lành vì người bệnh quên hai chuyện quan trọng. Đó là hình thức dinh dưỡng theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” với liệu pháp; ngưng thuốc và ngưng chế độ ăn uống bảo vệ niêm mạc dạ dày quá sớm vì chỉ dựa vào triệu chứng đau, trong khi vết loét vẫn còn dù đã hết đau.

Theo NLD



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Dùng dứa gai làm thuốc theo kinh nghiêm dân gian

Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:

1 Rễ dứa:

Dứa dại
– Thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương mỗi vị 8g; hậu phác 12g; thái nhỏ; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.



– Chữa chứng tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 – 300ml; trẻ em tùy tuổi, 100 – 150ml. Ngày 2 – 3 lần. Một đợt điều trị là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.

– Để chữa tiểu ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông, cỏ tháp bút, sinh địa, mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống ngày 3 – 5 lần với bột hoạt thạch 10g.

-Dùng ngoài: rễ dứa gai (loại rễ non), lá xoan non, ngải cứu, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, củ nghệ, mỗi thứ một nắm nhỏ giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp làm thuốc bó gãy xương và chữa lòi dom.

2 Đọt non:

– Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng trong những trường hợp sau:

– Chữa sỏi thận: đọt non, dứa gai 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.

– Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: đọt non dứa gai 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.

– Chữa kinh phong trẻ em: đọt non dứa gai 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.

– Dùng ngoài: đọt non, dứa gai giã với lá đinh hương, đắp chữa đinh râu rất tốt.

3 Quả dứa:  dùng tươi hoặc phơi khô.

– Chữa xơ gan cổ chướng: quả dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày…

-Để chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác