Hay sốt ruột, nôn nóng, ngủ lúc tỉnh lúc mê – do gan
Nếu có triệu chứng ngủ lúc tỉnh lúc mê, tinh thần không tốt, thiếu sức lực, mặt trắng nhợt, mắt khô, viêm lưỡi…là dạng mất ngủ do gan huyết suy nhược.
Giải pháp: Có thể thông qua thực phẩm để phòng tránh mất ngủ. Khi cảm thấy áp lực lớn, nên ăn nhiều các loại quả màu xanh, hoặc có vị chua như kiwi, chanh, mơ…
Mất ngủ |
Người cơ thể suy nhược, mất ngủ – do thận
Cơ thể suy nhược, bệnh lâu không khỏi, mệt mỏi quá độ, hoặc bẩm sinh thể chất không khoẻ mạnh đều dễ dẫn đến các hiện tượng như giấc ngủ không yên, lúc tỉnh lúc mê, tê mỏi chân, ra mồ hôi nhiều… Đây là những biểu hiện của thận dương suy, tâm hỏa vượng, cần được bồi dương bổ thận.
Giải pháp: Có thể dùng sơn dược, kỳ tử, gạo tẻ nấu cháo, có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ.
Đang bị bệnh, hoặc vừa ốm dậy, khó ngủ – do phổi
Khi bị bệnh, khí trong người bị suy nhược, dễ dẫn tới bồn chồn, rất khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân chính do nhiệt ở phổi, ngoài ra còn có các biểu hiện như miệng khô, thân nhiệt nóng, tiểu tiện ít…
Giải pháp: Ăn nhiều cà rốt, mộc nhĩ, mật ong, lê, sơn trà… Đặc biệt là sơn trà công hiệu rất tốt.
Chướng bụng, tức ngực gây khó ngủ – do tì vị
Theo Đông y dạ dày và ruột không được chăm sóc tốt, khiến khí trong dạ dày không đuợc điều hoà, ảnh hưởng đến tiêu hoá, gây chướng bụng khó chịu cũng dẫn đến việc mất ngủ. Lúc này cần tìm cách hỗ trợ tiêu hoá và an thần.
Giải pháp: Tốt nhất nên phòng tránh bằng cách tuân thủ nguyên tắc 7-7 trong bữa tối, nghĩa là ăn trước 7 giờ tối (hoặc 3 tiếng trước khi ngủ), và chỉ ăn no 7 phần, ăn uống thanh đạm.
Nên ít ăn những thực phẩm dễ gây chướng khí và kích thích như các loại đậu, ớt, tỏi, hành tây sống…
Nên đi dạo một lúc sau bữa ăn và trước khi ngủ.
Dễ nằm mê khi ngủ – do tim
alt
Những nguời thường phải thức đêm để làm việc sẽ dần dần làm hao tổn “dương khí” của cơ thể, biến thành thể chất “dương suy”, dù mệt mỏi đến đâu, cũng khó ngủ ngon, thường bị mộng mị, cảm giác như không được nghỉ ngơi đủ. Thời gian dài sẽ thấy trí nhớ không ngừng bị suy giảm, đồng thời, sắc mặt trắng nhợt, hay chóng mặt…Lúc này cần “bồi bổ tâm dương, dưỡng tâm thần”.
Giải pháp: Nên chọn long nhãn, táo tàu, hạt sen và gạo nếp nấu cháo ăn buổi sáng. Hoặc dùng 6 phần thịt long nhãn, 10g hạt sen đun với 500 ml nước thành trà. Uống 1 ly nóng 2 buổi sáng tối mỗi ngày có thể dưỡng tâm an thần.
Tuy nhiên lúc bị cảm, hoặc những người có triệu chứng bị bốc hoả như có cảm giác khô miệng… không nên dùng long nhãn.
Tất nhiên, dù là loại mất ngủ nào, nếu buổi chiều kết hợp vận động với lượng thích hợp, buổi tối ngâm chân nước nóng, và mát xa chân đều có tác dụng phòng tránh rất hiệu quả.
Xem thêm:
Mua dược liệu
Các sản phẩm khác