Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

9 phương thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng hôi miệng

Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng.

Hôi miệng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, hậu quả khiến cho người bệnh rất mặc cảm khi giao tiếp với người khác bằng lời nói. Khi mắc chứng bệnh này nhất thiết chúng ta phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp. Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài phương thang điển hình

Phương thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng hôi miệng
Phương 1:



Mộc hương 10g, đinh hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.

Phương 2: Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Ba vị tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Phương 3:

Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.

Phương 4: Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.

Phương 5: Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt

Phương 6:

Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 đến 3 lần.

Phương 7: Hồ hoàng liên 15g, đởm phàn 10g, kha tử 50g, bạc hà tử 50g, mật gấu 2g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 2 – 3g bột thuốc hòa với nước sôi để nguội ngậm và súc miệng.

Phương 8: Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200 ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 đến 4 lần.

Phương 9: Hoắc hương, trạch lan, hương nhu, tế tân lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước ngậm và súc miệng hàng .

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những kiêng kị trong ăn uống khi dùng thuốc đông y

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc. Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.
Những kiêng kị trong ăn uống khi dùng thuốc đông y



Không nên ăn hải sản khi uống thuốc thanh nhiệt, giải độc.
1 Đối với các thuốc thanh nhiệt, giải độc,dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin) đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

2 Thuốc thanh nhiệt, an thần: không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

3  Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.



4 Thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể: không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

5 Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa : bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ .

6 Những thuốc thanh phế trừ đàm: khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các thuốc bổ dưỡng: khi uống không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, hai thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Lưu ý : Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những mẹo đơn giản giúp bạn thỏi bay vết thâm của mụn

Những mẹo chăm sóc da dưới đây sẽ giúp bạn “thổi bay” các vết thâm mụn trong thời gian ngắn nhất để luôn tự tin, xinh đẹp.

Mụn trứng cá luôn khiến cho phái đẹp mất tự tin vào ngoại hình của mình. Nhưng khi hết mụn, các vết thâm chúng để lại còn khiến chị em “mất ăn mất ngủ” trong thời gian dài bởi khuôn mặt không đều màu và mất thẩm mĩ do những đốm thâm xấu xí gây nên. Những mẹo chăm sóc da dưới đây sẽ giúp bạn “thổi bay” các vết thâm mụn trong thời gian ngắn nhất để luôn tự tin, xinh đẹp.

1. Vitamin E
Vitamin E nguyên chất là liệu pháp đầu tiên trị sẹo thâm để lại do mụn trứng cá. Không những làm làn da trắng sáng mà chúng còn giúp giảm những vết thâm mụn hiệu quả nhất. Bạn có thể thoa vitamin E nguyên chất vào những vết sẹo mụn trứng cá 3-4 lần/ ngày, chắc chắn chỉ sau một tuần, các vết thâm sẽ nhạt đi rõ rệt hoặc thậm chí biến mất không dấu vết. Bạn có thể dễ dàng mua Vitamin E từ các hiệu thuốc hay cửa hàng mĩ phẩm gần nhà.
Sữa tươi



2. Sữa tươi
Một trong những cách đặc trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả là dùng sữa tươi để rửa mặt hằng ngày. Axit lactic trong sữa không chỉ giúp làm mờ các vết sẹo mà còn giúp da tươi sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, bạn có thể trộn sữa tươi với bột yến mạch và một vài giọt nước cốt chanh để tạo thành một hỗn hợp sền sệt như mặt nạ, đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
3. Nước cốt chanh
Nước cốt chanh có thể giúp làm sáng các vùng da tối màu do sẹo mụn trứng cá để lại. Sau khi rửa mặt thật kỹ, bạn dùng tăm bông thấm nước chanh thoa nhẹ lên vùng da bị thâm. Để trong khoảng 15 phút rồi mới rửa lại bằng nước ấm. Chất axit nhẹ trong chanh có tác dụng giảm thâm, làm trắng da tuyệt vời mà không hề gây hại cho da bạn.
4. Gừng
 Những mẹo đơn giản giúp bạn thỏi bay vết thâm của mụn
Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo. Cắt gừng tươi thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên vùng da bị thâm, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo sẽ mờ dần mà làn da của bạn cũng mềm mại và trắng sáng hơn.
5. Mật ong
Biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả nhất điều trị cho những vết sẹo là ứng dụng thoa mật ong nhiều lần trong ngày. Mật ong sẽ làm do những vết sẹo thâm trở nên sáng hơn một cách tự nhiên và sẽ giúp loại bỏ tất cả các vết sẹo.

Ăn gì giúp ngủ ngon ?

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên là đêm ngủ ngày thức, nếu đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nên đi bộ, tập thể dục và dùng những món ăn thích hợp .

Một số món canh nấu từ rau rút hay thịt lợn, hạt sen, tim lợn… sẽ giúp bạn đỡ suy nhược vì chứng mất ngủ. Đây đều là những món rất dễ làm.

1 Canh rau rút

Nguyên liệu gồm rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau rút bỏ cọng già và lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng; củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa, xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ. Thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.


Canh thịt nấu hạt sen
2 Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực



Thịt lợn 200 g, hạt sen 50 g, khiếm thực 50 g. Thịt cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.

Công dụng: An thần, chữa mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

3 Tim lợn hầm đương quy

Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.

Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.

4 Canh hạt sen

Hạt sen 30 g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Có tác dụng định tâm, an thần, thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

5 Canh thịt lợn, hàu biển

Thịt hàu tươi 150 g, thịt lợn nạc 150 g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

6 Canh hành táo

Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Phật thủ và tác dụng phòng chữa bệnh trong dân gian

Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm; vào can vị phế. Có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng: 2 – 10g quả khô, dưới dạng nấu, hãm.

Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: phật thủ 6g, bán hạ 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: phật thủ 3 – 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu.

Phật thủ 
Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7 – 10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40 – 50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).



Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.

Cháo phật thủ: phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15 – 30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2 – 3 lần, dùng liền trong 2 – 3 tuần.

Lưu ý: Người âm hư hỏa vượng cần thận trọng khi dùng phật thủ.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

7 bài thuốc chữa đau lưng đơn giản và hiệu quả

Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu với các mẹ một số bài thuốc đơn giản, rẻ tiền , dễ kiếm mà lại hiệu quả , có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính,không gây phản ứng phụ như viêm loét dạ dày như các thuốc giảm đau Tây y .

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.Bài 2: Bã rượu 250g, hâm nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Lá ngải cứu



Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4).Nói chung là vào điểm đau Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 4: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn., chiêu thuốc bằng rượu nhẹ.Ngày uống 10g, chia 2 lần Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 5: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 6: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.Bài 7: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Răng khôn là răng mọc bên trong cùng sau răng hàm và là răng mọc cuối cùng, thường mọc ở độ tuổi 16 đến 20. Và khi răng khôn mọc thường dẫn đến các triệu chứng  đau nhức răng kéo dài ảnh hưởng tới các dây thần kinh và nhiều khi còn có sốt cao kèm theo.  Vì thế  hôm nay  mình sẽ chia sẻ các cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả tại nhà.

1 Giữ sạch vùng khoan miệng

Giảm đau răng khôn
Khi mọc răng khôn nó sẽ rất đau, tấy đỏ và sưng lên, thời điểm này rất dễ bị nhiễm trùng, chính vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) để sau khi ăn để răng miệng luôn được sát trùng sạch sẽ. Ngoài ra bạn nên dùng nước sát trùng rửa trực tiếp vào chỗ mọc răng khôn khoảng 15 phút, ngày làm 2 lần



2 Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

Khi mọc răng khôn thường có thể kèm theo các trạng thái như mệt mỏi, sốt, sưng đau lên chính vì thế bạn nên dùng các loại thuốc kháng sinh loại nhẹ để giảm bớt cơn đau và làm theo các chỉ định của bác sĩ

3  Cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng bấm huyệt

Mọc răng khôn khiến lợi bị sưng to, đau nhức dẫn đến ảnh hưởng tới các dây thần kinh làm cho đau buốt đầu lên ngoài việc uống thuốc kháng sinh, giảm đau ra bạn nên sử dụng một số biện pháp như bấm huyệt thương dương cũng có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

4 Cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng tỏi

Sử dụng tỏi: Dùng 1 nhánh tỏi đập nát + 1 chén nước nhỏ + 1 ít muối sau đó hòa tan vào với nhau. Dùng dung dịch này thấm lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt

5  Dùng đá lạnh chườm lên mu bàn tay

Dùng đá lạnh chườm lên vùng mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ cũng có tác dụng giảm đau. Vì đây là nơi dây thần kinh có thể gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau nếu được tác dụng vào nó.

Ngoài ra nếu răng khôn mọc dẫn tới sốt cao, đau buốt, đau nhức kéo dài, răng mọc lệch, mọc xiên thì bạn nên tới các cơ sở ý tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn cho các cách điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Cây giao – thần dược chữa viêm xoang cực kỳ hiệu quả

Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao… tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi.
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.

Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm:
Cây giao tươi
1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc).


2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng. Qua nhiều năm thực nghiệm cho thấy: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Diễn biến khi điều trị bệnh viêm xoang: Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 – 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Lưu ý:

Để an toàn, bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.

Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm bỏng.

Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.

Không nên ngồi chính diện với vòi ấm, nên để vòi ấm quay hơi nghiêng sang 1 bên để tránh hơi nóng xông thẳng. Còn nếu thấy vẫn không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì mở bếp cho nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.

Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian từ cây giao.

 Chữa đau răng

Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°C. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần.

Mụn cóc – Mụn thịt

Bẻ chỗ giao nhau giữa hai đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm hai lần. Khoảng một tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường.

Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc

Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu ngón tay (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau:

Lấy một lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ, trộn chung với một ít muối bột, cho vào bao nylon, đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau, dùng vải quấn hay bó lại, sau một đêm là khỏi.

Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rết cắn

Lấy mủ cây xương khô bôi trực tiếp vào vết thương.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Mẹo thử để nhận biết mật ong thật hay giả

Với những cách nhận biết mật ong thật tránh hàng giả trên đây phần nào đó cũng giúp bạn có thêm được kiến thức, giúp bạn tránh bị mua phải hàng giả, mất tiền mà mua phải hàng kém chất lượng.

Dựa vào tính chất để nhận biết mật ong thật, giả

Đối vơi mật ong thật thì dung dịch rất quánh, độ kết dính cao và trong
Bạn sử dụng một tờ giấy sạch sau đó quết mật ong lên trên tờ giấy đó. Nếu là mật ong tốt thì nó sẽ thấm rất lâu, còn mật ong giả quết vào sẽ thấm vào tờ giấy rất nhanh

Mật ong thật hay giả
Mật ong giả do pha trộn với nước đường, mạch nha, tinh bột… chính vì thế khi nuốt sẽ có cảm giác hơi vướng cổ, có mùi lạ và nhạt. Còn mật ong thật sẽ ngọt va thơm đậm nhưng không ngấy
Mật ong thật thì rất mềm và mịn. Khi cho tay chấm vào mật ong cho vào miệng sẽ tan rất nhanh. Còn mật ong giả do pha chế lên khi cho vào miệng sẽ có cảm giác cứng và khó tan



Mẹo thử để nhận biết mật ong thật

Bạn dùng chiếc đũa sạch kéo một chút mật ong ra. Khi keo dài sợi mật ong sẽ đứt, nếu khi đứt nó co lại thành cục tròn thì là mật ong loại tốt
Dùng một chục đũa sạch khuấy mật ong lên. Mật ong giả do pha trộn các hợp chất lên nó sẽ có màu đục, còn mật ong thật nguyên chất thì nó sẽ vẫn trong, không có hiện tượng gì
Dùng một sợi thép hơ nóng rồi cho vào chai mật ong. Nếu là mật ong giả thì sẽ xùi và bốc hơi lên do pha chế quá nhiều nước, còn mật ong thật sẽ không có hiện tượng bốc hơi đó
Dùng 1 mật ong + 5 phần nước đổ chung, khuấy đều vào cốc. Sau đó đậy lại để một ngày. Nếu mật ong tốt thì sẽ không có hiện tượng gì, còn nếu là mật ong giả thì sẽ có hiện tượng lắng đọng các chất pha chế xuống đáy cốc
Sử dụng 1 phần mật ong + 2 phần nước cơm + 4 phần cồn 95 độ, đổ chung vào một chiếc cốc sau đó khuấy đều để qua một ngày đêm. Nếu có tạp chất lắng xuống thì không phải mật ong tinh khiết, mật ong tốt. Tạp chất lắng xuống càng nhiều thì chất lượng càng kém

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác