Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ

Đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) tính bình, vị ngọt chua, có công dụng lợi tiểu, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc… Theo y học hiện đại, xích tiểu đậu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư. Sau đây là một số bài thuốc từ loại đậu này:
1. Trị chứng viêm lưỡi

Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.

Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ
CÔNG DỤNG KỲ DIỆU TỪ NHỮNG HẠT ĐẬU ĐỎ NHỎ


2. Chữa bệnh quai bị

Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.

Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.



3. Trị chứng trĩ ra máu

Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.

Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm… cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.

4. Giúp tăng lực

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.

Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.

Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

5. Sáng mắt, bổ huyết

Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.

6. Chữa suy nhược cơ thể

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.

Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SÀI ĐẤT

Cây Sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi gọi cây sài đất là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.

Bộ phận dùng, chế biến của cây Sài đất: Dùng cây Sài đất tươi hoặc khô. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc; tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch được.

 Cây Sài đất dễ nhầm với cây Lỗ địa cúc. Cây Lỗ địa cúc có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bé không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.Những công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sài đất
NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SÀI ĐẤT
NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SÀI ĐẤT



Bài thuốc có cây sài đất:


– Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

– Cây sài đất Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

– Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

– Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

– Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TỪ MÃ TIỀN, NGHỆ

Trong Đông y, có một số thảo dược được dùng để chữa trị các trường hợp chấn thương do bị trúng đòn, té ngã, trật khớp, bong gân, tay chân đau nhức.

Hạt mã tiền
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TỪ MÃ TIỀN, NGHỆ
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TỪ MÃ TIỀN, NGHỆ




Cây mã tiền còn gọi là củ chi, thuộc họ mã tiền (Loganiaceae), cây gỗ cao 10 – 12m, có khi tới 25m, phân nhánh trên 7m. Theo Đông y, mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết, tiêu thũng. Thường dùng để chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, suy nhược thần kinh, đái dầm, làm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.
Mã tiền là vị thuốc độc (bảng A) nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 – 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. Trẻ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. Người ta còn chế rượu thuốc có mã tiền để xoa bóp, chế thuốc tiêm strychnin tinh khiết.

Nghệ dùng cả thân củ
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TỪ MÃ TIỀN, NGHỆ



Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.
Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.
Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT….

Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người , nguồn gốc từ việc tăng tiêu huỷ các axít nhân của tế bàohoặc giảm bài xuất acid uric qua thận . Gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp , gây các tophy, gây sỏi thận gây suy thận… Bệnh Gout có các đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt , tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ ( đặc biệt ở những năm đầu của bệnh ) như :
– Thường gặp ở nam giới ( trên 95% ) khoẻ mạnh mập mạp.
-Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 .
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT….
   ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT….


– Khởi bệnh đột ngột diễn biến từng đợt , giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)
-Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón 1 bàn chân ( 70%).
– Tính chất sưng, nóng đỏ, đau dữ dội đột ngột ở 1 khớp , không đối xứng, xuất hiện các u cục ( tophy )ở nhiều nơi đặc biệt quanh khớp.Trong giai đoạn cấp có kèm các dấu hiệu toàn thân : Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng ).
cần ăn hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin(chứa nhiều acid nhân tế bào ) như :Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối ..đây là loại thức ăn nhiều đạm.
Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng “thống phong” là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y.
Triệu chứng:
Bệnh có 2 thể lâm sàng.
l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).
Chẩn đoán và phân biệt:
* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
– Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.
– Cần phân biệt với:
+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng…)
+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận…).

Điều trị
Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.
1. cấp tính:
Triệu chứng: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm
Thạch cao 40-60g, Tri mẫu 12g, Quế chi 4-6g, Bạch thược 12g, Xích thược 12g, Ngân diệp 20-30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông 10g, Hải đồng bì 10g, Cam thảo 5-10g. Sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 – 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.
2. Thể mạn tính:
Triệu chứng: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Pháp: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống
Ô Đầu Tế Tân Thang: Ô đầu (sắc trước) 5g, Tế tân 5g, Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4-6g
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật…
Trên lâm sàng thường gặp:
– Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống .
-Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống .
Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ, Bạch truật, Cát căn, Chích thảo đều 4g, Đảng sâm 12g, Hoàng cầm, Khổ sâm, Khương hoạt, Nhân trần, Phòng phong, Trạch tả, Tri mấu, Trư linh đều 4g, sắc uống.
--Theo SKĐS--

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY

Gần đây, nhiều nơi trong nước trồng cây chùm ngây. Mặc dù chùm ngây đã được đề cập nhiều lần qua các bài báo, song nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc về công dụng của loại cây này.

Thành phần

CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY
CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY             
Chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, chùm ngây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam với mục đích để làm thực phẩm, làm thuốc.

Các bộ phận của chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin… Trong lá và hoa còn tươi có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi gấp 4 lần và lượng protein gấp 2 lần so với sữa; hơn 4 lần vitamin A so với củ cà rốt. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có hoạt tính kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm…

Nhiều công dụng

Chùm ngây vừa là dược liệu, vừa là một thực phẩm rất tốt. Ngoài khả năng thanh lọc nước và cho giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh như: dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt; trộn với mật ong để đắp lên mắt (bên ngoài) trị mắt sưng đỏ; dùng vỏ của rễ đem sắc lấy nước ngậm trị đau răng; hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán, trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.

Chùm ngây là một trong những cây thuốc dân gian rất thông dụng tại Ấn Độ. Ở quốc gia này, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả, dùng dầu từ hạt để trị phong thấp.

Ở Việt Nam, rễ chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau; hạt và nhựa cây giúp giảm đau… Người ta dùng lá chùm ngây ướp với hoa lài, sâm tươi, hay phối chế với chè xanh để làm ra các sản phẩm, bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin và các a-xít amin, khoáng chất cho cơ thể, cải thiện tốt tình trạng kém ăn, mất ngủ, dùng cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, cholesterol cao, người lớn tuổi, cho phụ nữ sau sinh, người phục hồi sau bệnh…


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bạn có thể tự chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian.

Đau dạ dày, viêm loét tá tràng, dạ dày thường có những triệu chứng và biểu hiện như: buồn ói, nôn mửa, đau bụng, phân có máu, khó tiêu hóa… Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần do ăn không ngon miệng, gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều bạn cần có phải là các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày?
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU DẠ DÀY CỰC NHANH MÀ KHÔNG TỐN TIỀN

Bài thuốc chữa đau dạ dày


Lá mơ chữa bệnh dạ dày: Loại lá có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng này vừa là gia vị quen thuốc trong nhiều món ăn, vừa là vị thuốc trị đau dạ dày hiệu nghiệm có thể bạn chưa biết. Kinh nghiệm dân gian cho rằng: Mỗi ngày ăn sống 20g lá mơ hoặc đem chúng ép lấy nước cốt nước uống có thể cải thiện nhanh triệu chứng đau dạ dày khó chịu.

Bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi.

Dùng hạt bưởi chữa đau dạ dày: Thêm một bí quyết giúp người bệnh khắc phục nhanh những đau đớn do bệnh dạ dày gây ra đó là dùng hạt bưởi. Dùng khoảng 100g hạt bưởi già càng tốt cho vào cốc đựng 200ml nước sôi; sau 2-3 tiếng lọc lấy phần nước nhầy rồi dùng sau khi ăn được 2 tiếng. Thực hiện đều đặn cách điều trị đau dạ dày này bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo: Vị thuốc này giúp hạn chế lượng axit tiết ra bên trong dạ dày, làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Bạn nên ăn một miếng cam thảo trước bữa cơm hoặc dùng chúng để hãm với nước trà để thấy công hiệu.

Thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày

Gừng

Là một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách nhai gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng hay uống trà gừng nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Bột yến mạch

Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn bột yến mạch. Bởi lẽ, bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate có khả năng cải thiện các cơn đau rất tốt. Hơn nữa, bột yến mạch còn chứa lượng cholesterol rất thấp nên sẽ là một lựa chọn lành mạnh cho dạ dày của bạn.

Bạc hà

Tinh dầu trong lá bạc hà có thể cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và đau dạ dày rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay những thực phẩm có chứa vị bạc hà để làm dịu cơn đau dạ dày.

Canh gà

Chứng đau dạ dày “ngự trị” là do biểu hiện của hệ tiêu hóa suy yếu nên bạn cần ăn những thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong trường hợp này, món canh gà sẽ là ưu tiên số một. Bởi nước canh gà chứa rất nhiều dưỡng chất, vừa giúp bạn hồi phục sức khỏe, vừa giảm buồn nôn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

Bí đỏ là món ăn quen thuộc của nhân dân ta. Lá, ngọn non, hoa được dùng làm rau, quả được xào, hầm hoặc nấu canh. Bí đỏ vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí chữa được nhiều loại bệnh.
Bí đỏ là vị thuốc tốt chữa đau dạ dày, lao phổi. Ảnh: minh họa – Internet

Những bài thuốc có bí đỏ:
BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY
  BÍ ĐỎ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

                  

Bí đỏ: dùng 100g-200g cùi bí đỏ nấu canh ăn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị, bổ thần kinh, nhuận tràng, chữa chứng đau đầu, táo bón.


Cuống quả bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt nổi mề đay rất tốt.

Bí đỏ sắc lấy nước uống chữa đau dạ dày, lao phổi.

Hạt bí đỏ: là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho …

Hạt bí đỏ rang vàng 60g, nhân lạc rang 30g, nhân hạt hồ đào 30g. Ăn hết một lúc, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu máu suy dinh dưỡng.

Hạt bí đỏ khô 20g, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, làm liền trong 3 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay.

Dùng 25g hạt bí cho trẻ từ 3-4 tuổi; 40g cho trẻ 5-7 tuổi; 60g cho trẻ 7-10 tuổi và 60-100g cho người lớn. Giã nhỏ hạt bí sau khi đã bóc vỏ, trộn với ít đường, ăn hết một liều trong vòng 1 giờ vào lúc đói bụng. Sau đó nằm nghỉ 3 giờ và uống thêm thuốc tẩy muối. Khi muốn đại tiện thì ngâm mông vao vào nước nóng giun sán sẽ ra.

Hạt bí đỏ 30g để cả vỏ cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5g có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, chữa ho gà ở trẻ em

Theo TNO

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY

Bạn có thể chữa đau dạ dày vô cùng đơn giản chỉ bằng cách sử dụng chuối xanh.

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về chứng đau dạ dày qua bài viết dưới đây.
CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY
CÁCH SỬ DỤNG CHUỐI XANH LOẠI BỎ CƠN ĐAU DẠ DÀY

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày.


Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Cách thăm khám trực quan thông thường có thể dẫn đến việc bỏ sót nguyên nhân hàng đầu trong việc truy tìm thủ phạm dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nội soi và kết hợp xét nghiệm nhằm kiểm tra loại vi khuẩn này có tồn tại hay không.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phản khoa học, không điều độ cũng góp phần rất lớn khiến cho dạ dày bị suy yếu và tổn thương. Ăn không đúng giờ giấc, ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quà vặt nhiều lần trong ngày đều khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nhiều các thức uống có cồn như bia, rượu… không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, còn ảnh hưởng đến các chức năng của gan và có hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trị điều trị bệnh đau dạ dày, bạn nên giảm thiểu một cách tối đa và thậm chí kiêng hẳn bia rượu để có được kết quả tốt nhất.

Uống bột chuối xanh hàng ngày

Sử dụng chuối tiêu xanh chữa đau dạ dày nhanh chóng.

Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm qua nước muối rồi xắt thành những lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô.

Tán chuối thành bột mịn và cất vào hũ dùng dần

Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20-30g bột chuối ra uống với nhiều nước sẽ có tác dụng phòng và trị đau dạ dày rất tốt.

Ăn chuối xanh và mật ong

Chúng ta chế bột chuối tiêu theo cách trên và sử dụng loại bột này trộn chung với 1 lượng mật ong vừa đủ khô và vo chúng thành những viên tròn nhỏ. Mỗi lần ăn vài cục thuốc tương đương với khoảng 2-3 thìa canh bột + mật ong các bạn nhé.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

1. Mô tả

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường cuốn vào các cây khác, dài từ 1 – 2m, thân hình trụ, chia làm nhiều đốt, ở mỗi đốt lại phình to ra.

Lá dạ cẩm là lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 6cm, cuống ngắn.

Hoa dạ cẩm hình xim, phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng.

Quả dạ cẩm rất nhỏ, xếp thành hình cầu, có nhiều hạt đen.

Dạ cẩm là loài mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Cây dạ cẩm dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.
2. Dạ cẩm chữa đau dạ dày như thế nào?

Dạ cẩm từ lâu đã được nhân dân Lạng Sơn dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng rất tốt. Chính vì vậy loại cây này còn có tên là cây loét miệng.

Bà con thường lấy lá cây nấu nước, nước có màu tím đẹp. Dùng nước này uống hoặc ngậm điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Ngày nay, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc.
CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ
CÂY DẠ CẨM CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ
3. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây dạ cẩm

Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, dạng thuốc cao hay siro, cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.


Ở đây chúng tôi giới thiệu cho độc giả các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng tại bệnh viện Lạng Sơn.

– Dạng thuốc sắc: Dùng 10 – 25g là và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

– Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

– Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác