Hạt mã tiền
|
Cây mã tiền còn gọi là củ chi, thuộc họ mã tiền (Loganiaceae), cây gỗ cao 10 – 12m, có khi tới 25m, phân nhánh trên 7m. Theo Đông y, mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết, tiêu thũng. Thường dùng để chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, suy nhược thần kinh, đái dầm, làm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.
Mã tiền là vị thuốc độc (bảng A) nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 – 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. Trẻ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. Người ta còn chế rượu thuốc có mã tiền để xoa bóp, chế thuốc tiêm strychnin tinh khiết.
Nghệ dùng cả thân củ
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TỪ MÃ TIỀN, NGHỆ |
Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.
Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.
Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.
Xem thêm:
Mua dược liệu
Các sản phẩm khác