Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Cách chữa đau răng nhanh chóng tại nhà mà không dùng thuốc

Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào. Tham khảo cách chữa đau răng không cần thuốc tại nhà.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hôi miệng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng…

Đau răng
Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì bệnh sẽ nặng và đôi khi phải nhổ mất răng.



Bột nghệ

Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

Chườm đá lạnh

Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

Chanh

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

Hạt tiêu và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn.

Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Nên tắm vào buổi sáng hay buổi tối thì tốt cho sức khỏe ?

Tắm vào buổi sáng hay buổi tối là thói quen của mỗi người, nhiều người thắc mắc không biết nên tắm vào buổi sáng tốt hơn hay tắm vào buổi tối tốt hơn. Cùng tìm hiểu xem tắm buổi sáng và buổi tối có gì hay nhé.

Thực tế, thời điểm nên tắm vào buổi sáng hoặc vào buổi tối thực sự chỉ là một vấn đề sở thích và thói quen cá nhân của chính mỗi người.
Tắm buổi tối giúp ngủ ngon và sâu hơn

Tắm buổi tối giúp ngủ ngon và sâu hơn

Khi ngủ, sẽ có hàng ngàn các tế bào da mới được sinh ra vì thế tắm tối sẽ giúp đánh bay các tế bào da chết tích tụ cả ngày.

Cơ thể sạch sẽ, thơm tho và thoải mái cũng giúp thư giãn, cho 1 giấc ngủ sâu hơn.



Nên ngâm mình trong bồn tắm nước ấm thì càng tốt cho sức khỏe hơn.

Tắm buổi sáng giúp tăng sự sảng khoái

Tắm vào buổi sáng sớm trước khi bắt đầu đi làm cũng có ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người tập luyện sáng sớm.

Tắm buổi sáng giúp tăng sự sảng khoái.

Khác với buổi tối, nên tắm vòi sen lạnh, hoặc luân phiên chuyển từ tắm nước ấm sang lạnh. Nguyên nhân là do khi tắm nước ấm sẽ giúp lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể bạn nhưng tắm nước lạnh sau khi tắm gần xong sẽ giúp tác động mạnh đến cơ quan nội bộ của cơ thể, thúc đẩy sự lưu thông và có thể giúp tránh các triệu chứng tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch, mụn trứng cá và xơ cứng động mạch…



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Xoa tai thường xuyên giúp tăng cường sức khoẻ

Theo Đông y, tai giống như bàn chân đều được phân bố dày đặc các khu phản xạ liên hệ mật thiết tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, việc kiên trì mát-xa tai, xoa tai cũng có thể giúp tăng cường sức khoẻ.

Huyệt ở tai
Thường xuyên xoa vành tai giúp dưỡng sắc: Hai bàn tay nhẹ nhàng nắm hai vành tai, vuốt nhẹ từ trước ra sau 49 lần. Sau đó vuốt theo chiều ngược lại 49 lần cho đến khi lớp da ở vành tai hơi ửng đỏ, có cảm giác hơi nóng bừng. Mỗi sáng tối nên kiên trì thực hiện 1 lần để giúp sắc mặt rạng rỡ.



Kéo dái tai trị đau đầu: Đặt hai ngón trỏ ở gờ loa tai trong, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng kéo gờ loa tai, dái tai theo chiều từ trong ra ngoài. Lực mạnh dần cho tới khi cảm thấy hơi nhói. Mỗi lần thực hiện 3-5 phút. Cách này có thể trị các chứng đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, ù tai…

Kéo đỉnh nhọn của tai giúp hạ nhiệt: Dùng hai ngón cái và ngón trỏ kẹp phần đỉnh nhọn của vành tai. Sau đó vuốt, kéo, mát xa theo hướng lên trên 15-20 lần cho tới khi vùng đó nóng đỏ. Cách này giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm đau, sáng mắt, hạ nhiệt, chống dị ứng, dưỡng thận…

Xoa tai đàn hồi giúp cường thận: Lần lượt dùng hai tay nhẹ nhàng vuốt hai dái tai, rồi mát-xa, chà sát cho tới khi vùng đó nóng đỏ. Sau đó kéo hai dái tai theo chiều xuống dưới, thả tay cho hai dái tai tự đàn hồi về vị trí ban đầu. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 lượt. Cách này giúp tăng cường tuần hoàn máu cho tai, có tác dụng kiện thận.



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Công dụng kỳ diệu từ những hạt đậu đỏ nhỏ

Đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) tính bình, vị ngọt chua, có công dụng lợi tiểu, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc… Theo y học hiện đại, xích tiểu đậu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư. Sau đây là một số bài thuốc từ loại đậu này:

1. Trị chứng viêm lưỡi
Đậu đỏ

Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.

Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.

2. Chữa bệnh quai bị



Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.

Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.

3. Trị chứng trĩ ra máu

Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.

Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm… cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.

4. Giúp tăng lực

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.

Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.

Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

5. Sáng mắt, bổ huyết

Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.

6. Chữa suy nhược cơ thể

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.

Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

13 loại thức ăn không nên ăn khi đói

Khi bạn đang đói thì hãy cẩn thận với một số loại thực phẩm có khả năng gây những hậu quả không tốt cho cơ thể. Dưới đây là 13 loại thực phẩm trong số đó.

1. Hồng quả và cà chua
Có chứa nhiều pectin, axit tannic, các chất này phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh khó hòa tan, từ đó dễ hình thành kết sỏi dạ dày. Ăn hồng quả và ca chua trong lúc đói, sẽ khiến một lượng lớn pectin và tannin (vị chát) sẽ kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.
2. Chuối
Chuối



Chuối có chứa nhiều magiê, nguyên tố nhậy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Ăn chuối lúc đói, sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.
3. Quả sơn trà và cam

Có chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, hai loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa axit. Từ đó, khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và gây đau dạ dày nặng hơn.
4. Sữa và sữa đậu nành

Cả hai loại thực phẩm này đều có chứa một lượng lớn protein. Nếu bạn ăn chúng lúc đói,  lượng protein này sẽ “bị ép” chuyển hóa hành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên không còn tác dụng tẩm bổ nữa. Tốt nhất, khi dùng hai loại thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc uống sau khi ăn hai tiếng, hay trước khi ngủ, như vậy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa thúc đẩy tiêu hóa.
5. Đường
Đường là một loại thực phẩm dễ  tiêu hóa, hấp thụ nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ. Hơn nữa, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, không có lợi cho sức khỏe.

6. Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác  khó chịu, cồn cào.

7. Đồ lạnh
Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều đồ lạnh trong lúc đói còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
8. Rượu

Uống rượu lúc đói dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.
 9. Tỏi củ

Tỏi củ có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.

10. Trà

Uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa, còn có thể gây hiện tượng “say trà” với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào.

11. Táo tàu khô
Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.

12. Dứa
Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

13. Vải tươi

Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Bí quyết làm đen tóc tự nhiền bằng thảo mộc

Hãy cùng tham khảo bí quyết về cách làm đen tóc tự nhiên bằng thảo mộc dưới đây để nhanh chóng được sở hữu mái tóc đen óng ả bạn nhé!

Nữ trinh tử

Thành phần gồm: 30 gr nữ trinh tử, cùng thục địa, sinh địa, thiên môn và mạch môn (mỗi loại 50 gr), đương quy, ngưu tất, kỷ tử (mỗi loại 30 gr), đậu đen 60 gr, hà thủ ô 100 gr, 3 lít rượu nếp loại ngon. Cách chế biến như sau: giã nhỏ các vị thuốc trên rồi cho vào túi vải, cột chặt miệng túi rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu trong 30 ngày. Trước khi dùng gạn bỏ bã, chỉ lấy phần nước rượu ngâm. Mỗi ngày dùng từ 20-30 ml, ngày dùng 2 lần, sẽ có công dụng bổ can thận, giúp cho tóc đen hơn.
Kỷ tử

Kỷ tử

Thành phần gồm: kỷ tử, thục địa, trầm hương (mỗi loại 60 gr), với một lít rượu nếp loại ngon (40 độ). Cách thức làm như sau: giã nhỏ 3 vị thuốc trên, cho vào túi vải, cột chặt miệng lại và đem ngâm với rượu, ngâm trong khoảng hai tuần. Trong lúc đang ngâm, hằng ngày cứ lấy bình rượu ngâm ra lắc vài cái, rồi đến ngày dùng thì lấy ra gạn lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước rượu ngâm. Ngày dùng khoảng 3 lần, mỗi lần dùng chừng 20-30 ml. Bài thuốc ngâm này có công dụng bổ can thận, dùng cho người có tóc bạc sớm, tóc hay bị rụng.

Hà thủ ô

Hà thủ ô
Lấy khoảng 200 gr vị thuốc hà thủ ô (dùng hà thủ ô loại đỏ) đem tán thành bột rồi ngâm với một lít rượu nếp loại ngon (40 độ). Ngâm ít nhất từ hai tuần trở lên mới dùng được. Trong lúc ngâm, hằng ngày đem bình rượu ra lắc đều mấy cái. Đến khi dùng thì gạn lọc bỏ xác thuốc, chỉ lấy phần nước rượu ngâm. Mỗi ngày dùng 2 lần (mỗi lần độ 20 ml). Bài thuốc ngâm này có công dụng dưỡng huyết, bổ can thận, dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm.

Trắc bách diệp

Thành phần gồm: 80 gr trắc bách diệp (lấy loại còn tươi) và 1 lít rượu trắng loại ngon. Giã nát trắc bách diệp rồi ngâm với rượu, ngâm ít nhất 10 ngày mới dùng được. Cách dùng như sau: hằng ngày lấy rượu ngâm thoa lên chỗ tóc bị rụng khoảng 2-3 lần. Với bài này thì dùng cho những trường hợp tóc hay bị rụng. Dân gian còn dùng bài thuốc giúp đen tóc từ mè đen, bằng cách như sau: lấy mè đen, hà thủ ô (cả hai tán thành bột khoảng 150-200 gr mỗi loại) đem nấu với một ít đường để dùng.

Ngoài ra, với những người có tóc bạc sớm, nên dùng những thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, như: các loại đậu, các loại quả khô, ngũ cốc, tim, gan động vật, trứng, các loại rau…

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những thói quen gây vô sinh mà bạn không ngờ tới

Vô sinh luôn là điều ám ảnh lớn nhất với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Bên cạnh những lý do cơ thể, thì những thói quen hàng ngày cũng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của bạn

1 Đi xe đạp lâu:

Những thói quen gây vô sinh mà bạn không ngờ tới
Đạp xe đạp luyện tập chân là môn thể thao được nhiều quý ông ưa chuộng. Nhưng các bậc nam nhi không nên nghĩ rằng đạp xe càng lâu thì cơ thể càng mạnh khỏe. Mà ngược lại, nếu ngồi trên xe đạp tập luyện trong thời gian dài sẽ làm cho “cậu nhỏ” bị tổn hao, thậm chí bị sưng tấy, từ đó gây ra các chướng ngại về chức năng giới tính của nam giới. Nguyên nhân được giải thích là do cái yên xe. Yên xe không những rất cứng mà còn nhô về phía trước. Khi đạp xe, “cậu nhỏ” sẽ thường xuyên bị va chạm với yên xe.



2 Thói quen sử dụng thực phẩm đóng hộp:

Thói quen sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng đến khả năng tình dục của người đàn ông. Mọi người thường thấy thực phẩm đóng hộp rất thuận tiện nhưng hầu hết chúng đều chứa một lượng natri lớn nhưng lượng kali lại rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp, làm giảm lượng máu tới cơ quan sinh dục. Trong khi đó, quá trình quan hệ tình dục đòi hỏi máu cần được lưu thông đầy đủ. Hơn nữa, đồ hộp thường được phủ bởi bisphenol-A (BPA), một hóa chất có thể phá vỡ hệ thống nội tiết tố sinh dục nam. Vì vậy, ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương.

3 Dùng chất ngọt nhân tạo:

Các nhà sản xuất thường dùng các chất làm ngọt như aspartame để tạo ra hương vị và làm đẹp hơn cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, khi dùng nhiều chất tạo ngọt sẽ làm giảm khả năng sản xuất serotonin trong cơ thể, một chất làm cho bạn hạnh phúc, tăng cường ham muốn tình dục. Aspartame có thể gây ra các vấn đề như đau đầu, trầm cảm và còn ảnh hưởng tới việc sản xuất dopamine, một chất xúc tác kích thích chuyện ấy.

4 Dùng sản phẩm tạo mùi hương:

Chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng hương thơm trong quần áo, chất xả vải, máy sấy tóc, lăn khử mùi… rất có thể đây là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Bởi thành phần chính để tạo mùi hương là chất phthalates, một hóa chất độc hại có khả năng gây rối loạn chức năng sinh lý của chị em, dẫn tới vô sinh.

5 Ngồi ghế sofa mềm thời gian dài:

Y học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu trong thời gian dài ngồi trên ghế sofa mềm sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho “cậu nhỏ” của đấng mày râu. Bởi vì tư thế ngồi bình thường là lấy xương hông làm điểm tựa, “cậu nhỏ” sẽ được yên ổn ở giữa hai chân. Nhưng khi bạn ngồi trên ghế sofa mềm, điểm tựa bị thấp xuống, đôi chân sẽ bị gò bó, “cậu nhỏ” vì thế sẽ bị chèn ép, gây trở ngại cho máu lưu thông, vì vậy sẽ không tốt cho cơ chế cương dương

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Hỗ trợ tiểu đường nhờ 8 loại rau quen thuộc

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm. Tuy không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có thể hạn chế bệnh nhờ chế độ ăn uống đúng cách.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ

1  Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi

2 Bí ngô: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Rau dền: Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.



3 Dưa chuột: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

4 Đậu: Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.

5 Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

6 Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

7 Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
8 Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

15 điều kỳ diệu về rau ngổ có thể bạn chưa biết

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá và ngổ 3 lá (mọc vòng), dùng loại nào cũng được. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin, đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.

Bộ phận dùng:toàn thân cây, người ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Rau ngổ

Một số kinh nghiệm trị bệnh bằng rau ngổ



1 Trị sỏi thận:

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách dùng: lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.

Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).

Hoặc dùng 50 – 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 – 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

2 Trị sỏi mật, sỏi thận(sỏi bùn, đá):

100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

3 Trị đái dầm:

Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.

4 Trị đái ra máu:

Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

5 Trị ban đỏ:

Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

6 Trị cảm ho: dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ: 50g rau ngổ (om) rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt + 3 – 5 hột muối hột uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 – 15 ngày

Trị ho, sổ mũi: 15 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị sổ mũi, rắn cắn: rau ngổ 20g, xuyên tâm liên 15g, giã nát, thêm ít rượu, vắt lấy nước uống, bã đắp.

7 Trị tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu, đau tức vùng bụng dưới (bàng quang), vôi hóa tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, đau quặn thận do sỏi thận:

Dùng toàn cây non của rau ngổ khoảng 40 – 60g, rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống.

8 Trị viêm tấy đau nhức:

Một nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

9 Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu:

Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

10 Trị vết thương ngoài da gây mủ:

Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.

11 Trị rắn cắn:

15 – 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

12 Trị herpes:

Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

13 Trị ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến:

100g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, 50g lá non cây hoàn ngọc giã nát vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã hoàn ngọc cũng tốt), thêm 1 giọt mật gấu nguyên chất, trộn lẫn tất cả uống (ăn) vào lúc 12h đêm, liên tục hai tháng.

Lưu ý: trong thời gian dùng bài thuốc này, kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, mãng cầu ta, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.

Làm đầu óc minh mẫn sảng khoái hưng phấn làm việc cả ngày, trị bệnh thiếu máu, táo bón, đầy hơi không tiêu, tiêu mụn bọc, mụn cám, trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đau dạ dày cấp, loét hành tá tràng: 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi (cọng chưa tước vỏ) và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, tối đa 1 tháng (3 lần tổng cộng).

Trong thời gian sử dụng bài thuốc này không sử dụng các bài thuốc có vị bạc hà (dọc mùng).

14 Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ung thư ruột kết, ung thư bao tử, ung thư gan:

100g rau ngổ (om) phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.

Lưu ý: kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.

15 Trị bệnh ung thư đại tràng, ung thư bàng quang:

100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã lá mùng tơi cũng tốt), thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống (ăn) vào lúc 12h trưa.

Kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác