Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Hỗ trợ tiểu đường nhờ 8 loại rau quen thuộc

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm. Tuy không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có thể hạn chế bệnh nhờ chế độ ăn uống đúng cách.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ

1  Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi

2 Bí ngô: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Rau dền: Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.



3 Dưa chuột: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

4 Đậu: Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.

5 Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

6 Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

7 Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
8 Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

15 điều kỳ diệu về rau ngổ có thể bạn chưa biết

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá và ngổ 3 lá (mọc vòng), dùng loại nào cũng được. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin, đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.

Bộ phận dùng:toàn thân cây, người ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Rau ngổ

Một số kinh nghiệm trị bệnh bằng rau ngổ



1 Trị sỏi thận:

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách dùng: lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.

Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).

Hoặc dùng 50 – 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 – 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

2 Trị sỏi mật, sỏi thận(sỏi bùn, đá):

100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

3 Trị đái dầm:

Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.

4 Trị đái ra máu:

Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

5 Trị ban đỏ:

Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

6 Trị cảm ho: dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ: 50g rau ngổ (om) rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt + 3 – 5 hột muối hột uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 – 15 ngày

Trị ho, sổ mũi: 15 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị sổ mũi, rắn cắn: rau ngổ 20g, xuyên tâm liên 15g, giã nát, thêm ít rượu, vắt lấy nước uống, bã đắp.

7 Trị tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu, đau tức vùng bụng dưới (bàng quang), vôi hóa tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, đau quặn thận do sỏi thận:

Dùng toàn cây non của rau ngổ khoảng 40 – 60g, rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống.

8 Trị viêm tấy đau nhức:

Một nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

9 Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu:

Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

10 Trị vết thương ngoài da gây mủ:

Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.

11 Trị rắn cắn:

15 – 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

12 Trị herpes:

Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

13 Trị ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến:

100g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, 50g lá non cây hoàn ngọc giã nát vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã hoàn ngọc cũng tốt), thêm 1 giọt mật gấu nguyên chất, trộn lẫn tất cả uống (ăn) vào lúc 12h đêm, liên tục hai tháng.

Lưu ý: trong thời gian dùng bài thuốc này, kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, mãng cầu ta, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.

Làm đầu óc minh mẫn sảng khoái hưng phấn làm việc cả ngày, trị bệnh thiếu máu, táo bón, đầy hơi không tiêu, tiêu mụn bọc, mụn cám, trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đau dạ dày cấp, loét hành tá tràng: 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi (cọng chưa tước vỏ) và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, tối đa 1 tháng (3 lần tổng cộng).

Trong thời gian sử dụng bài thuốc này không sử dụng các bài thuốc có vị bạc hà (dọc mùng).

14 Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ung thư ruột kết, ung thư bao tử, ung thư gan:

100g rau ngổ (om) phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.

Lưu ý: kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.

15 Trị bệnh ung thư đại tràng, ung thư bàng quang:

100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã lá mùng tơi cũng tốt), thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống (ăn) vào lúc 12h trưa.

Kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín, sabôchê.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

10 tác dụng bất ngờ từ quả chanh

Chanh là một loại trái cây tự nhiên có tác dụng chữa nhiều bệnh từ tất cả các phần của cây chanh, quả chanh, đặc biệt là vỏ chanh.

Những lợi ích của chanh không chỉ có ở nước chanh (mỗi buổi sáng nên uống một cốc nước chanh ấm hoặc uống một cốc trà chanh vào mỗi tối) mà ngay cả vỏ chanh cũng có lợi cho sức khỏe. Chanh không những kích thích vị giác mà nó đặc biệt tốt cho da và tóc, vỏ chanh có các tinh dầu và chứa các enzyme có thể giúp cuộc sống của chúng ta lành mạnh hơn nhiều.

1. Khắc phục chứng ợ nóng, táo bón

Chanh có tác dụng làm giảm những rắc rối thường gặp ở dạ dày như buồn nôn, ợ nóng, “tiêu diệt” những vi khuẩn gây hại. Nếu duy trì thói quen uống nước chanh đều đặn, bạn còn có thể loại trừ nguy cơ bị chứng táo bón viếng thăm.

Quả chanh
Khi bị đầy bụng, khó tiêu, muốn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu, bạn cũng có thể uống một cốc nước chanh để cải thiện tình hình.



2. Tốt cho da

Trong chanh có những chất giúp làm lành các tổn thương trên da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Một cốc nước chanh mỗi ngày cũng giúp cho cơ thể bạn có đủ lượng vitamin C cần thiết, chất này là thành phần rất thiết yếu cho làn da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và sáng bóng.

Những đốm mụn trứng cá sau khi được điều trị thường để lại vết thâm hoặc sẹo. Bạn có thể dùng nước cốt chanh thấm lên những vết thâm ấy. Kiên trì làm trong một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ ràng.

3. Chăm sóc răng miệng

Việc phòng tránh sâu răng hoặc những tổn thương ở vùng nướu tưởng chừng như một công việc khó khăn, nhưng trên thực tế bạn có thể dùng chanh để đạt được mục đích ấy. Không chỉ dừng lại ở đó, chanh còn có thể khử mùi hôi khó chịu trong răng miệng, đem lại cho bạn hơi thở thơm tho.

4. Trị viêm họng

Viêm họng thường do vi khuẩn gây ra, thông thường bạn sẽ được các bác sĩ cho dùng thuốc để trị bệnh. Nhưng hãy nhớ rằng, thuốc là con dao hai lưỡi và kháng sinh không phải là một ngoại lệ.

Vậy nên bạn có thể dùng nước cốt chanh, khoảng nửa quả chanh pha với chút muối và nửa cốc nước ấm, dùng để ngậm vài lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy tình hình được cải thiện rõ ràng.

5. Giúp giảm cân

Nếu béo phì hay thừa cân, bạn không nhất thiết áp dụng chế độ ăn quá khắt khe, dễ dẫn tới tình trạng bị thiếu chất, hạ huyết áp. Thay vào đó, bạn nên duy trì thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn.

6. Khống chế chứng cao huyết áp

Nước chanh có khả năng làm hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Điều này lý giải vì sao bệnh nhân cao huyết áp thường được các bác sĩ khuyên sử dụng nước chanh như một loại nước trái cây hữu hiệu.

7. Hạ sốt

Muốn nhanh chóng hạ sốt, tránh tình trạng bị rối loạn điện giải, bạn hãy uống ngay một cốc nước chanh tươi, sẽ có hiệu quả ngay tức thì.

8. Hỗ trợ chữa lành các vết thương

Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, giúp xương và sụn chắc khỏe. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.

9. Thanh lọc cơ thể

Bắt đầu buổi sáng với một ly nước chanh nóng sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cả ngày. Hơn nữa uống vào thời điểm này là rất có lợi vì chanh giúp làm sạch cơ thể, nhất là đào thải những độc tố xuất hiện trong đường tiêu hóa vào ban đêm.

10. Tăng năng lượng

Nước chanh cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng khi nó đi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.

Nước chanh có nhiều tác dụng với sức khỏe không có nghĩa là bạn có thể uống vô độ. Theo các chuyên gia, nếu bạn đang khỏe mạnh và trọng lượng cơ thể bình thường thì bạn nên uống nửa quả chanh pha với nước, chia hai lần mỗi ngày. Nếu thừa cân, có thể uống một cốc nước chanh (một quả chanh) mỗi ngày.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Tẩy “nốt ruồi ” tại gia bằng những loại rau quả quen thuộc

Những nốt ruồi trên da hoặc trên các bộ phận cơ thể bạn là kết quả của quá trình tăng sắc tố trên da. Và hầu hết những nốt ruồi này đều khá an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nhưng nó lại khiến bạn kém tự tin hơn vì nó thường “tọa lạc” ở những vị trí chẳng mấy dễ nhìn.

Nếu bạn đang trong hoàn cảnh này, hãy thử một lần áp dụng các biện pháp tự nhiên để tẩy nốt ruồi xem sao nhé

Tẩy nốt ruồi
1 Táo mèo

Những quả táo mèo chua bé nhỏ là vậy nhưng chúng lại là loại quả rất tốt để tẩy nốt ruồi. Lấy nước ép của những trái táo chua nhỏ và thoa chúng lên các nốt ruồi ít nhất hai lần một ngày.

Bạn nên tiến hành biện pháp này hàng ngày cho chiếc nốt ruồi cần xóa trong khoảng 3 tuần liền. Chắc chắn bạn sẽ thấy nốt ruồi của bạn mờ dần và cuối cùng sẽ biến mất.



Hoặc bạn có thể dùng dấm táo để tẩy nốt ruồi cũng cực kì hiệu quả. Bạn rửa nốt ruồi của bạn với nước nóng. Sau khi để chúng khô tự nhiên, bạn có thể áp dụng thoa giấm táo lên nốt ruồi với một tăm bông và để chúng lưu lại trên nốt ruồi trong 10 phút. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh. Lặp lại hành động này hàng ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất.

2 Nước dứa ép

Có hai cách để sử dụng nước ép dứa nhằm loại bỏ một nốt ruồi bạn đang có ý định tẩy chúng đi cho đỡ ngứa mắt.

Một là, trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng nước ép dứa tươi và chà xát nó lên trên nốt ruồi của bạn và để chúng qua đêm trong khi bạn ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng những lát dứa tươi và áp dụng chườm trực tiếp trên những nốt ruồi bạn muốn tẩy. Bạn cũng nên tiến hành biện pháp này trong liên tiếp ít nhất nửa tháng nhé để có được kết quả như ý muốn.

3 Vỏ chuối

Để tẩy nốt ruồi, có một cách đơn giản hơn là bạn có thể bóc vỏ của một quả chuối chín và áp dụng cạo lớp vỏ bên trong của vỏ chuối để đắp chúng lên những nốt ruồi. Bạn hãy lưu chúng qua đêm trên các nốt ruồi nhé. Lớp vỏ bên trong của vỏ chuối này sẽ giúp làm suy yếu moleand trên những nốt ruồi và sẽ làm những nốt ruồi cuối cùng phải biến mất.

4 Hạt điều

Nghiền nát những hạt điều để tạo thành hỗn hợp bột mịn. Sau đó, đắp bột hạt điều lên trên các nốt ruồi và để chúng lưu lại trên các nốt ruồi 10 -15 phút mỗi ngày. Chỉ trong một vài tuần, bạn sẽ thấy những điểm tối màu trên nốt ruồi đã sáng sủa hơn hoặc biến mất.

5 Nước ép bưởi

Nếu bạn muốn thoát khỏi những nốt ruồi mọc không đúng chỗ, bạn có thể tẩy nốt ruồi chỉ bằng nước ép bưởi hàng ngày. Để loại bỏ nốt ruồi thành công, bạn hãy nhỏ nước ép bưởi nguyên chất khoảng ba lần một ngày trên các nốt ruồi. Và bạn nên áp dụng biện pháp này trong liên tiếp 1-2 tuần nhé.

6 Hành tây

Cắt một củ hành tây và cắt một miếng nhỏ. Sau đó trích hoặc ép lấy nước của chúng bằng một dụng cụ nhà bếp. Nhỏ 2-3 giọt nước ép hành tây vào nốt ruồi của bạn. Lặp lại hành động này hàng ngày trong ít nhất 3 tuần liên tiếp. Bạn sẽ nhận thấy các sắc tố đen, nâu trên nốt ruồi giảm dần dần và bong ra.

7 Súp lơ

Bạn cũng có thể sử dụng súp lơ để loại bỏ nốt ruồi bằng cách cắt một lát nhỏ súp lơ và sau đó cắt thành miếng nhỏ hơn. Tiếp tục trích xuất nước súp lơ với sự giúp đỡ của một bộ xử lý thực phẩm. Dùng thoa nước ép súp lơ hàng ngày cho nốt ruồi muốn tẩy cho đến khi chúng biến mất.

8 Nước ép rau mùi

Nước ép rau mùi cũng có thể là một cách tốt nhất để loại bỏ các nốt ruồi. Để thực hiện theo cách này, bạn hãy nghiền nát một bó rau mùi nhỏ. Sau đó, dán rau mùi nát lên trên các nốt ruồi hàng ngày trong 2-3 tuần liền.

9 Gừng

Hãy thái 2-3 miếng gừng nhỏ và xay hoặc nghiền nát chúng để tạo thành một miếng dán. Sau đó, đặt hỗn hợp gừng nghiền nát lên trên các nốt ruồi và băng chúng qua đêm.

Bạn có thể lặp lại phương pháp này một vài ngày cho đến khi các nốt ruồi biến mất. Điều này có thể giúp bạn tẩy các loại nốt ruồi một cách nhanh chóng.

10 Bột nở + Dầu thầu dầu

Để tẩy nốt ruồi một cách đơn giản, bạn có thể trộn hỗn hợp bột nở trong một cái bát và thêm một vài giọt dầu thầu dầu vào hỗn hợp. Sau đó, trộn chúng thành hỗn hợp sền sệt và áp dụng dán nó lên các nốt ruồi hàng ngày cho đến khi chúng dần dần biến mất. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ nốt ruồi một cách tự nhiên.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Ăn tối không đúng cách cũng gây nhiều bệnh

Trong thời gian gần đây, 7 bệnh do ăn tối không đúng được tạp chí “Dinh dưỡng lâm sàng Trung Hoa” đăng tải. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây để bạn đọc tham khảo:

1. Béo phì

Buổi tối ăn quá no, nhiệt lượng dư thừa làm cho chất béo tích tụ trong cơ thể, gây ra béo phì. Vì vậy buổi tối dung nạp nhiệt lượng không nên vượt quá tổng nhiệt lượng của cả ngày 30%.

2. Viêm tuyến tụy

Ăn tối sai cách
Bữa tối quá no, lại hay uống rượu bia nhiều dễ dẫn đến viêm tuyến tụy cấp tính, gây sốc cho giấc ngủ.



3. Nhiều mộng

Tối ăn quá no, dạ dày, đường ruột chướng nở gây chèn ép cho các bộ phận xung quanh, làm cho tế bào não, các bộ phận liên quan hoạt náo hơn, từ đó gây ra nhiều ác mộng.

4. Ung thư đường ruột

Nếu ăn quá nhiều dinh dưỡng vào buổi tối sẽ chịu tác dụng của vi khuẩn yếm khí trong đại tràng và sinh ra chất có hại. Ngoài ra, khi ngủ nhu động giảm ít, các chất có hại lưu lại trọng đường ruột thời gian dài, từ đó gây ra ung thư đại tràng.

5. Bệnh mạch vành

Buổi tối dung nạp quá nhiều nhiệt lượng làm cho cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành.

6. Bệnh tiểu đường

Người già trung niên ăn tối quá no trong thời gian lâu dài, kích thích tuyến tụy bài tiết ra nhiều, gây ra bệnh tiểu đường.

7. Cao huyết áp

Bữa tối ăn nhiều thịt sẽ làm cho huyết áp tăng mạnh. Thêm vào đó khi ngủ tốc độ lưu lượng máu giảm chậm, phần lớn mỡ máu sẽ tích tụ ở trên thành quản máu, gây ra xơ cứng động mạch vành

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những bài thuốc hay từ cúc vạn thọ

Trong y học cúc vạn thọ xúng đáng là một loài hoa xuân có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Dược liệu có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tiêu đờm làm se giảm đau, trừ giun sán được dùng trong những trường hợp sau:

Vạn thọ hay còn gọi cúc vạn thọ là loài hoa có nhiều ở nước ta. Lá cúc vạn thọ giúp làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt, ho gà, viêm khí quản, viêm miệng, viêm hầu, đau răng, dùng đắp ngoài để trị viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm da có mủ. Liều dùng thông thường từ 10 – 15g cho dạng thuốc sắc.

Cúc vạn thọ



– Hoa vạn thọ có mùi hương thật dễ chịu. Lá và hoa có nhiều dược tính, nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, kích thích tuần hoàn máu. Hoa vạn thọ có chứa nhiều vitamin C, resins, protein và flavonoids.

– Để điều trị vùng da bị viêm nhiễm, chúng ta giã nhuyễn một nắm hoa vạn thọ và vắt lấy dịch, dùng dịch này để bôi. Dịch ép từ lá cây hoa vạn thọ cũng có tác dụng tương tự. Hoa vạn thọ có thể dùng làm trà để uống khi mắt bị viêm, đau. Để làm trà thì phơi khô hoa vạn thọ, sau đó ngâm vào nước sôi giống như pha trà.

– Hoa vạn thọ cũng có tác dụng làm thư thái tinh thần bằng cách làm nước tắm. Để làm nước tắm, cho hoa vạn thọ tươi vào 1 lít nước rồi đem để vào tủ lạnh 24 giờ. Sau đó, lấy ra và đun sôi 10 phút rồi cho vào bồn tắm hoặc pha thành nước ấm để tắm, chúng ta sẽ thấy rất thoải mái trong những ngày lạnh giá, dù sự lạnh giá xuất phát từ… con tim. Mùi hương và các hóa chất có trong hoa vạn thọ sẽ giúp chúng ta giải tỏa bớt ưu phiền.

– Bị ho gà thì dùng 15g hoa cúc vạn thọ, 10g đường phèn, đem cả hai nấu lấy 150 ml nước chia làm 3 lần dùng trong ngày. Uống liền 3 – 5 ngày như vậy.

– Bị đau răng có thể dùng 5 bông hoa cúc vạn thọ và 5 chiếc lá nhãn, cùng 15 hạt muối ăn giã nhỏ, chia làm 3 phần đều nhau để dùng, mỗi lần đặt một phần như thế vào nơi răng bị đau.

– Đau mắt đỏ thì dùng 10 lá của hoa cúc vạn thọ, và 10 lá dâu non. Rửa sạch cả hai rồi cho vào ca đựng nước, cho nước sôi vào để xông hơi lên phía mắt bị đau (không để quá gần dễ làm bỏng mắt, hoặc sức nóng làm giãn mạch và các mao mạch căng vỡ). Ngày làm một lần, làm trong 2 – 3 ngày như vậy.

– Nổi mụn nhọt (chưa vỡ), dùng 10g lá cúc vạn thọ, 15g lá táo ta, 10 hạt muối ăn giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay một lần.

– Để chữa hen thì dùng hoa cúc vạn thọ, rau cần, nhân trần, củ tần sét, thài lài tía, rễ bạc đồng nữ, tinh tre mơ (mỗi loại 10g) đem thái nhỏ phơi khô sắc uống ngày 1 thang như thế.

– Bị kiết lỵ thì lấy 15g hoa cúc vạn thọ đem giã nát vắt lấy nước trộn với ít đường để uống…


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Vị thuốc quý từ cây sen

Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tâm sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.

Sen thuộc họ sen súng, là cây mọc ở dưới nước, có thân hình trụ (ngó sen), từ đây mọc lên lá sen hình toả tròn, có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị vàng và những lá noãn rời gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Các lá noãn về sau thành quả, mỗi quả chứa 1 hạt. Trong hạt có 1 chồi mầm (tâm sen).
Đài sen

 1 Hạt sen :



Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mần bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu,trẻ em hoặc dùng làm các món ăn quý có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm…. Trong y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 10 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

2 Tâm sen:

Chồi mầm màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại, gọi là liên tử tâm. Có chứa 5 alcaloid chính (liensinine, isoliensinine, nuciferine, lotusine, methylcorypaline), tỷ lệ 0,89% – 1,06%. Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ. Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ. Ngày dùng 1,5-3g.

3 Gương sen:

Đế hoa hình nón ngược, đã lấy hết quả, gọi là liên phòng. Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu, đau bụng dưới do ứ huyết. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác. Ngày dùng 10 – 15g.

4 Tua nhị sen:

Là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu. Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới, đái dầm, đái nhiều; ngày 3 – 10g.

5 Hạt gạo:

Hạt màu trắng ở trên tua nhị sen, đây là bao phấn, có hương thơm. Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo để ướp chè. Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa.

6 Lá sen:

Gọi là hà diệp. Có đến 15 alcaloid và chiếm 0,21 – 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm dẻo và có hương thơm mát đặc biệt khó quên.

– Lá sen chữa say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, đái ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.

– Lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống. Trị thổ tả do trúng thử.

– Chữa các chứng xuất huyết: (trừ ứ, cầm máu): Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40 . Giã vụn sau đó ngâm vào nước hoặc sắc lấy nước uống. Trị thổ huyết do táo nhiệt;

Chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày và các chứng chảy máu khác, ngày dùng 5 – 12g. Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen chữa bệnh béo phì: Lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 – 500ml nước trong 10 – 20 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.

7 Mầm ngó sen:

Gọi là ngẫu tiết, có chứa tinh bột; 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin. Vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

– Ngó sen 20g, cuống sen 12g. Sắc nước uống. Trị nôn ra máu.
– Ngó sen tươi 40 g, huyết dư thán 10g, sắc uống. Trị đái dắt ra máu.
– Ngó sen 20g, cỏ nhọ nồi 20g, bạch cập 16g, trắc bách diệp tươi 16g. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, nghiền thành bột mịn, thêm nước làm hoàn, mỗi hoàn 10g; ngày uống 3 viên với nước sôi để nguội. Trị chứng lao phổi ho ra máu hoặc khi nôn ra máu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

8 loại thực phẩm bạn nên loại bỏ trong chế độ ăn uống

Cùng xem 8 loại thực phẩm bạn nên loại bỏ trong chế độ ăn uống của mình để có được sức khỏe tốt nhất nhé

1 Chất béo bão hòa
Đây là một trong những thủ phạm gây ra hiện tượng béo phì đấy nhé. Những chất béo bão hòa cũng chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp….Do vậy bạn nên hạn chế và cũng như loại bỏ những chất béo bão hòa trong chế độ dinh dưỡng của mình

Mỡ Lợn
2 Thực phẩm đông lạnh
Những thực phẩm được chế biến sẵn đặc biệt là những thực phẩm đông lạnh khá phổ biến như hiện nay như xúc xích, nem rán….Nhiều chị em thường không có thời gian nên họ thường mua các thực phẩm này chế biến rất nhanh gọn. Tuy nhiên những thực phẩm này thường bị mất chất dinh dưỡng và không hợp vệ sinh…Do vậy nếu sử dụng chúng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người



3 Chất béo Trans
Hiện nay có khá nhiều thực phẩm chứa chất béo trans. Chất béo hydro hóa cũng gồm có cả chất béo trans tuy nhiên loại này không tốt cho sức khỏe của con người. Những chất béo trans làm tăng mức độ cholesterol LDL và điều này chính là nguyên nhân chính gây bệnh tim và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Những thực phẩm chứa chất béo Trans mà các bạn nên hạn chế như bánh nướng, các thực phẩm ăn nhẹ có chứa dầu…

4 Màu nhân tạo và chất tạo ngọt
Nếu bạn cho rằng chất ngọt nhân tạo có thể thay thể đường thì bạn thực sự đã sai lầm rồi đáy nhé. Không có gì nhân tạo trong thực phẩm mà tốt cho cơ thể của con người được. Chất ngọt nhân tạo cũng góp phần rất lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Nó cũng giống như việc tạo ra các bệnh hiểm nghèo vậy. Đồng thời nó cũng góp phần gây suy nhược cho cơ thể như gây ra các bệnh như đau nửa đầu, mệt mỏi mãn tính, các bệnh về xương khớp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa….cùng một số bệnh khác

5 Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn có chứa nitrit khá cao như xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp…nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ làm cho bạn bị ung thư đấy nhé. Đây cũng là lý do tại sao hiện nay các loại ung thư xuất hiện nhiều nguyên nhân chủ yếu sử dụng quá nhiều thực phẩm được làm sẵn

6 Bột ngũ cốc trắng
Những bột ngũ cốc trắng là những loại đã được xử lý và đã hoàn toàn mất đi giá trị dinh dưỡng của nó. Tốt hơn bạn nên chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để thay thế. Nó khá tốt cho cơ thể của bạn đấy nhé

7 Nước sô-đa
Thường xuyên sử dụng nước sô đa trong bữa ăn hàng ngày là lý do ảnh hưởng hàng đầu đến việc phát triển các vấn đề sức khỏe ở Mỹ. Bạn có thể uống nước lọc hàng ngày nhưng cũng không nên sử dụng nước ngọt thay thế. Uống nước ngọt nhiều sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn đấy nhé, đồng thời nó sẽ làm cho mật độ xương của bạn giảm đi làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ đấy nhé

8 Pho mát chế biến
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thời hạn sử dụng. Pho mát là một trong những sản phẩm nhiều người yêu thích nhưng nếu bạn muốn ăn phô mai nên chú ý vì chúng rất dễ bị hỏng và có thể mọc nấm mốc khi để trong thời gian dài. Pho mát có thể được giữ lâu trong tủ lạnh. Do vậy bạn có thể cho chúng vào tủ lạnh và để ý thời hạn sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều đấy nhé


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Lằn chỉ dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm chứng đột tử do bệnh tim

Theo một báo cáo đã được phổ biến trên các tạp chí Modern Medicine và British Heart Journal, một lằn chỉ xéo hoặc vết gãy xuất hiện ở một bên dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho chứng đột tử do bệnh tim mạch gây ra.

Lằn dái tai



Các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về hiện tượng này từ năm 1973. Trong một nghiên cứu mới nhất họ cho biết lằn chỉ này có thể xuất hiện ở cả những người mập cũng như người gầy.  Điều này cho thấy nó không liên quan đến yếu tố cân nặng.  Các nhà khoa học đã quan sát 303 trường hợp chết thình lình không rõ lý do.  Họ tìm thấy lằn chỉ dái tai đã hiện diện ở 72% số người nam và 67% số người nữ.  Báo cáo cho biết những lằn chỉ này thường không xuất hiện trước 50 tuổi.  Điều quan trọng là phần lớn những người này đều chết thình lình vì chứng đau tim nhưng họ không hề biết hoặc không có triệu chứng báo trước về căn bệnh này. Báo cáo  nhấn mạnh  sự xuất hiện lằn chỉ ở dái tai là một dấu hiệu cảnh báo sớm và là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những yếu tố thông thường đã được biết trước đây.

Trên thực tế những chuyên viên về phản xạ liệu phápcó thể dễ dàng xác định mức độ nguy cơ thực sự ở những người có lằn chỉ nói trên khi kiểm tra độ nhạy ở những vị trí phản xạ tương ứng với quả tim trên mặt hoặc trên vành tai của người bệnh.

Yếu tố nguy cơ không xác định  căn bệnh nhất thiết sẽ xảy ra.  Tuy nhiên, nếu đã ở tuổi trung niên và tình cờ thấy mình vừa mới xuất hiện lằn chỉ xéo ở dái tai, bạn nên đến khám ở một bác sĩ tim mạch, nên quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra áp huyết.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác