Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Vị thuốc quý từ cây sen

Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tâm sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.

Sen thuộc họ sen súng, là cây mọc ở dưới nước, có thân hình trụ (ngó sen), từ đây mọc lên lá sen hình toả tròn, có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị vàng và những lá noãn rời gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Các lá noãn về sau thành quả, mỗi quả chứa 1 hạt. Trong hạt có 1 chồi mầm (tâm sen).
Đài sen

 1 Hạt sen :



Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mần bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu,trẻ em hoặc dùng làm các món ăn quý có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm…. Trong y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 10 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

2 Tâm sen:

Chồi mầm màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại, gọi là liên tử tâm. Có chứa 5 alcaloid chính (liensinine, isoliensinine, nuciferine, lotusine, methylcorypaline), tỷ lệ 0,89% – 1,06%. Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ. Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ. Ngày dùng 1,5-3g.

3 Gương sen:

Đế hoa hình nón ngược, đã lấy hết quả, gọi là liên phòng. Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu, đau bụng dưới do ứ huyết. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác. Ngày dùng 10 – 15g.

4 Tua nhị sen:

Là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu. Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới, đái dầm, đái nhiều; ngày 3 – 10g.

5 Hạt gạo:

Hạt màu trắng ở trên tua nhị sen, đây là bao phấn, có hương thơm. Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo để ướp chè. Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa.

6 Lá sen:

Gọi là hà diệp. Có đến 15 alcaloid và chiếm 0,21 – 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm dẻo và có hương thơm mát đặc biệt khó quên.

– Lá sen chữa say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, đái ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.

– Lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống. Trị thổ tả do trúng thử.

– Chữa các chứng xuất huyết: (trừ ứ, cầm máu): Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40 . Giã vụn sau đó ngâm vào nước hoặc sắc lấy nước uống. Trị thổ huyết do táo nhiệt;

Chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày và các chứng chảy máu khác, ngày dùng 5 – 12g. Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen chữa bệnh béo phì: Lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 – 500ml nước trong 10 – 20 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.

7 Mầm ngó sen:

Gọi là ngẫu tiết, có chứa tinh bột; 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin. Vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

– Ngó sen 20g, cuống sen 12g. Sắc nước uống. Trị nôn ra máu.
– Ngó sen tươi 40 g, huyết dư thán 10g, sắc uống. Trị đái dắt ra máu.
– Ngó sen 20g, cỏ nhọ nồi 20g, bạch cập 16g, trắc bách diệp tươi 16g. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, nghiền thành bột mịn, thêm nước làm hoàn, mỗi hoàn 10g; ngày uống 3 viên với nước sôi để nguội. Trị chứng lao phổi ho ra máu hoặc khi nôn ra máu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

8 loại thực phẩm bạn nên loại bỏ trong chế độ ăn uống

Cùng xem 8 loại thực phẩm bạn nên loại bỏ trong chế độ ăn uống của mình để có được sức khỏe tốt nhất nhé

1 Chất béo bão hòa
Đây là một trong những thủ phạm gây ra hiện tượng béo phì đấy nhé. Những chất béo bão hòa cũng chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp….Do vậy bạn nên hạn chế và cũng như loại bỏ những chất béo bão hòa trong chế độ dinh dưỡng của mình

Mỡ Lợn
2 Thực phẩm đông lạnh
Những thực phẩm được chế biến sẵn đặc biệt là những thực phẩm đông lạnh khá phổ biến như hiện nay như xúc xích, nem rán….Nhiều chị em thường không có thời gian nên họ thường mua các thực phẩm này chế biến rất nhanh gọn. Tuy nhiên những thực phẩm này thường bị mất chất dinh dưỡng và không hợp vệ sinh…Do vậy nếu sử dụng chúng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người



3 Chất béo Trans
Hiện nay có khá nhiều thực phẩm chứa chất béo trans. Chất béo hydro hóa cũng gồm có cả chất béo trans tuy nhiên loại này không tốt cho sức khỏe của con người. Những chất béo trans làm tăng mức độ cholesterol LDL và điều này chính là nguyên nhân chính gây bệnh tim và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Những thực phẩm chứa chất béo Trans mà các bạn nên hạn chế như bánh nướng, các thực phẩm ăn nhẹ có chứa dầu…

4 Màu nhân tạo và chất tạo ngọt
Nếu bạn cho rằng chất ngọt nhân tạo có thể thay thể đường thì bạn thực sự đã sai lầm rồi đáy nhé. Không có gì nhân tạo trong thực phẩm mà tốt cho cơ thể của con người được. Chất ngọt nhân tạo cũng góp phần rất lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Nó cũng giống như việc tạo ra các bệnh hiểm nghèo vậy. Đồng thời nó cũng góp phần gây suy nhược cho cơ thể như gây ra các bệnh như đau nửa đầu, mệt mỏi mãn tính, các bệnh về xương khớp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa….cùng một số bệnh khác

5 Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn có chứa nitrit khá cao như xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp…nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ làm cho bạn bị ung thư đấy nhé. Đây cũng là lý do tại sao hiện nay các loại ung thư xuất hiện nhiều nguyên nhân chủ yếu sử dụng quá nhiều thực phẩm được làm sẵn

6 Bột ngũ cốc trắng
Những bột ngũ cốc trắng là những loại đã được xử lý và đã hoàn toàn mất đi giá trị dinh dưỡng của nó. Tốt hơn bạn nên chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để thay thế. Nó khá tốt cho cơ thể của bạn đấy nhé

7 Nước sô-đa
Thường xuyên sử dụng nước sô đa trong bữa ăn hàng ngày là lý do ảnh hưởng hàng đầu đến việc phát triển các vấn đề sức khỏe ở Mỹ. Bạn có thể uống nước lọc hàng ngày nhưng cũng không nên sử dụng nước ngọt thay thế. Uống nước ngọt nhiều sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn đấy nhé, đồng thời nó sẽ làm cho mật độ xương của bạn giảm đi làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ đấy nhé

8 Pho mát chế biến
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thời hạn sử dụng. Pho mát là một trong những sản phẩm nhiều người yêu thích nhưng nếu bạn muốn ăn phô mai nên chú ý vì chúng rất dễ bị hỏng và có thể mọc nấm mốc khi để trong thời gian dài. Pho mát có thể được giữ lâu trong tủ lạnh. Do vậy bạn có thể cho chúng vào tủ lạnh và để ý thời hạn sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều đấy nhé


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Lằn chỉ dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm chứng đột tử do bệnh tim

Theo một báo cáo đã được phổ biến trên các tạp chí Modern Medicine và British Heart Journal, một lằn chỉ xéo hoặc vết gãy xuất hiện ở một bên dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho chứng đột tử do bệnh tim mạch gây ra.

Lằn dái tai



Các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về hiện tượng này từ năm 1973. Trong một nghiên cứu mới nhất họ cho biết lằn chỉ này có thể xuất hiện ở cả những người mập cũng như người gầy.  Điều này cho thấy nó không liên quan đến yếu tố cân nặng.  Các nhà khoa học đã quan sát 303 trường hợp chết thình lình không rõ lý do.  Họ tìm thấy lằn chỉ dái tai đã hiện diện ở 72% số người nam và 67% số người nữ.  Báo cáo cho biết những lằn chỉ này thường không xuất hiện trước 50 tuổi.  Điều quan trọng là phần lớn những người này đều chết thình lình vì chứng đau tim nhưng họ không hề biết hoặc không có triệu chứng báo trước về căn bệnh này. Báo cáo  nhấn mạnh  sự xuất hiện lằn chỉ ở dái tai là một dấu hiệu cảnh báo sớm và là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những yếu tố thông thường đã được biết trước đây.

Trên thực tế những chuyên viên về phản xạ liệu phápcó thể dễ dàng xác định mức độ nguy cơ thực sự ở những người có lằn chỉ nói trên khi kiểm tra độ nhạy ở những vị trí phản xạ tương ứng với quả tim trên mặt hoặc trên vành tai của người bệnh.

Yếu tố nguy cơ không xác định  căn bệnh nhất thiết sẽ xảy ra.  Tuy nhiên, nếu đã ở tuổi trung niên và tình cờ thấy mình vừa mới xuất hiện lằn chỉ xéo ở dái tai, bạn nên đến khám ở một bác sĩ tim mạch, nên quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra áp huyết.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Mướp hương: Bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật

Mướp hương không chỉ có công hiệu trị nám, tàn nhang mà còn giữ ẩm, làm trắng, căng mịn da; đồng thời làm tăng sản xuất tế bào mới và giảm sự xuất hiện sẹo, giải độc một cách tự nhiên, chống oxy hóa, chống lão hóa.

Mướp hương có tên khoa học luffa acutangula Roxb, giống như một loại mỹ phẩm chăm sóc da lành tính. Tác dụng làm đẹp kỳ diệu của mướp hương  đã được phụ nữ Nhật Bản tìm tòi và ứng dụng từ rất lâu. Mướp hương không chỉ có công hiệu trị nám, tàn nhang mà còn giữ ẩm, làm trắng, căng mịn da; đồng thời làm tăng sản xuất tế bào mới và giảm sự xuất hiện sẹo, giải độc một cách tự nhiên, chống oxy hóa, chống lão hóa.

Bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật
1. Nhựa mướp



Trong nhựa mướp hương chứa rất nhiều thành phần các chất có tác dụng dưỡng da, làm mềm và giúp da chống lại các tác nhân có hại như tia cực tím, vi khuẩn… Vì vậy bạn có thể dùng nhựa mướp thoa ngoài da hàng ngày.

Cách thực hiện:

Bạn hãy lấy nhựa mướp bằng cách dùng kéo cắt ngang dây mướp đã có trái cách mặt đất khoảng 50cm, để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống đất, cắm vào một bình thủy tinh sạch, dùng keo dính dán kín miệng bình, chờ nhựa mướp hương chảy vào đầy bình thì đổi bình khác. Sau đó, lấy vải sợi nhỏ lọc nước mướp, cho nhựa mướp hương đã lọc vào chai, để vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng, bạn nên cho thêm vào vài giọt dầu thơm, một chút rượu; hàng ngày xoa nước mướp này lên mặt, da mặt sẽ mịn màng.

2. Lá mướp

Theo Đông y, lá mướp hương có vị ngọt tính chua mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên có thể dùng đắp lên da điều trị mụn trứng cá sưng tấy và làm mờ nám.

Lá mướp hương giúp thanh nhiệt, tiêu mụn, mềm da.

Cách thực hiện:

Bạn hái vài lá mướp hương non, đem rửa sạch, để ráo rồi giã dập vắt lấy nước. Dùng nước này thoa lên mặt ngày vài lần sẽ giúp da mềm mịn, sạch mụn và làm mờ dần các sắc tố trên da.

3. Thân mướp

Theo Đông y, thân mướp có vị ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm nên rất tốt để đắp ngoài da để ngăn chặn viêm da và làm sáng da.

Thân mướp lại giúp tiêu viêm, bảo vệ da luôn sạch sẽ nhờ những hoạt tính chống khuẩn.

Cách thực hiện: Bạn hãy cắt lấy một đoạn ngọn mướp non, đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Hàng ngày dùng nước này thoa lên da có tác dụng làm nhuận da, trị nám, chống lõa hóa.

4. Quả mướp

Quả mướp có vị ngọt, tính hình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên bạn có thể dùng nấu món ăn hoặc đắp ngoài giúp điều hòa cơ thể, tránh mụn nhọt do nóng trong phát ra.


Bạn chọn lấy một trái mướp non, rửa sạch giã nát cả vỏ, lọc lấy nước rồi thoa lên da mỗi ngày giúp da mịn màng, chống khô, chống nhăn, chống viêm lỗ chân lông và còn trị chứng mũi đỏ do uống nhiều bia rượu.

5. Xơ mướp

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu thũng nên có thể dùng bồi bổ bên trong giúp thanh nhiệt, mát da, nhuận da, điều hòa kinh nguyệt.

Cách thực hiện: Chọn  lấy những quả mướp đã già và tự khô ở trên giàn, đem bỏ vỏ, bỏ hạt rửa sạch đem phơi khô. Đem cắt xơ thành từng khúc 1-2cm, sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi ngày đem hòa với nước uống 2-3 lần, lượng dùng 8-10g/ngày.

Những cách dưỡng da khiến chị em ngày càng xấu xí

Theo nghiên cứu của một hãng mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam đối với giới phụ nữ văn phòng, kết quả cho thấy 20% phụ nữ công sở biết cách chăm sóc da, 20% không quan tâm đến việc chăm sóc da, còn lại 60% dưỡng da không đúng cách.

Mong muốn có một làn da đẹp luôn là mong muốn chính đáng của bất kỳ người phụ nữ nào  nhưng trước hết, chị em cần hiểu rõ da mình thuộc loại da gì (da dầu, da khô, da nhạy cảm hay da hỗn hợp). Để biết chính xác nhất, bạn phải đi soi da. Một cách nhận biết cơ bản có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:

Da dầu: Mặt thường bóng loáng như bôi một lớp dầu lên da sau khi ngủ dậy, dùng tay miết trên vùng chữ T (trán, mũi, cằm) sẽ thấy tay dính một lớp dầu bóng.

Da khô: Da không có dầu, sờ lên kém mịn màng, hay bong tróc, nứt nẻ khi trời hanh khô đặc biệt vào mùa đông. Nhiều vùng khác trên cơ thể cũng dễ bị nứt nẻ như môi, gót chân, mu bàn tay…

Da hỗn hợp: Vùng trán, thường khô nhưng vùng má cạnh mũi lại nhờn hoặc các điểm khô và nhờn không rõ ràng.

Da nhạy cảm: Hay bị dị ứng thời tiết hoặc dị ứng mỹ phẩm.
Những cách dưỡng da khiến chị em ngày càng xấu xí



1. Dưỡng da bằng tinh trùng

Không ít chị em đã dùng mỹ phẩm “của nhà trồng được” này để bôi trực tiếp lên da với mục đích làm trắng, căng da. Tinh trùng bò được chiết xuất vào các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem làm trắng da… vì trong tinh dịch có chứa nhiều loại axit amin và vitamin C. Tuy nhiên, dùng tinh trùng của người để làm mặt nạ dưỡng da thì chưa thấy tài liệu nào chứng minh về tác dụng của nó.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở da nhạy cảm khi làm đẹp bằng tinh trùng là nổi mẩn đỏ, dị ứng và ngứa. Các loại da khác tuy chưa bị phản ứng ngay nhưng cũng dễ lão hóa như việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Mặt khác, khi bôi trực tiếp tinh trùng lên mặt, bạn có nguy cơ sẽ bị viêm da hoặc nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, HIV…) vì tinh dịch chứa nhiều loại vi khuẩn, virut gây bệnh mà chúng ta không thể lường được.

2. Rửa mặt bằng muối

Một số thông tin cho rằng rửa mặt bằng muối sẽ sạch mụn và làm trắng da. Tuy nhiên chỉ có những người thử nghiệm rồi mới thấy rõ kết quả. Da rất dễ bị tổn thương, nổi mụn vì bị muối biển tẩy sạch những vi khuẩn có lợi, chà sát mạnh vào da làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp tế bào ngoài cùng. Tác dụng của muối là làm sạch da, tẩy tế bào chết tuy nhiên chỉ nên dùng để tẩy da chết toàn thân nếu muốn rửa mặt bằng muối bạn có thể thực hiện 1 lần/ tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Nếu lạm dụng rửa mặt bằng muối, chắc chắn da bạn sẽ bị nổi mụn và bắt nắng.

Thay vì rửa mặt bằng muối biển, bạn hãy tẩy da chết bằng các loại mặt nạ tự nhiên làm cân bằng độ pH trên da như: trộn một chút đường với dầu oliu, massage trên da khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

3. Bôi kem dưỡng thâu đêm

Kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng trắng da ban đêm có tác dụng tăng cường tinh chất cho làn da. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc da tại London, bạn nên hạn chế việc này. Vì ban đêm da cần được nghỉ ngơi, khi ngủ, lỗ chân lông cần được thông thoáng để da thải bớt độc tố ra ngoài. Nếu thường xuyên bôi kem dưỡng thâu đêm, da sẽ “khó thở”, bí bách, độc tố ít được bài tiết ra ngoài. Cộng thêm việc trang điểm thường xuyên vào ban ngày khiến làn da của bạn phải làm việc 24/24 không có thời gian nghỉ ngơi nên sẽ nhanh chóng lão hóa.

4. Rửa mặt bằng nước nóng

Rửa mặt bằng nước ấm, nước nóng tạo cho bạn cảm giác dễ chịu và da được làm sạch hơn. Tuy nhiên, nước nóng sẽ khiến da bạn bị khô, lão hóa nhanh ngay cả đối với làn da dầu. Bạn chỉ nên dùng nước ấm khi cần tẩy trang, lỗ chân lông nở rộng để đẩy mọi bụi bẩn, cặn bã ra ngoài.

Bạn nên chịu khó rửa mặt bằng nước lạnh vào mỗi sáng mùa đông để giữ cho da được tươi trẻ lâu dài. Nước lạnh cũng làm săn chắc da, giúp se khít lỗ chân lông.

5. Tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần

Tẩy tế bào chết là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da. Công đoạn này giúp bạn làm sạch da, loại bỏ tế bào già, lớp da chết để tạo điều kiện cho lớp tế bào mới phát triển, da luôn có vẻ đẹp tươi trẻ, căng mịn. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết quá nhiều lại khiến da bị mất cân bằng độ pH, nhiều vi khuẩn có lợi bị xóa sổ khiến da dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn. Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/ tuần.

Đối với những làn da nổi nhiều mụn và thường xuyên bị mụn trứng cá lại càng nên tẩy tế bào chết có chừng mực vì da bị mụn vốn đã bị tổn thường, bạn càng dùng các mỹ phẩm có tính tẩy cao bạn càng có nguy cơ nổi nhiều mụn hơn. Cách tốt nhất là giữ da sạch thường xuyên, dùng sữa rửa mặt đúng với loại da của mình 1 lần/ngày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Trị dứt điểm nám , tàn nhang từ các loại rau củ trong bếp

Bạn có tin không , các loại rau củ quen thuộc và rẻ tiền từ trong bếp có thể giúp bạn đánh bay nám và tàn nhang một cách hiệu quả.

Rau cải xoong

Trong 100g rau cải xoong,  protein chiếm 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác như sắt, canxi và axit folic. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao 20 – 30mg/100g.

Do cải xoong có chứa các chất chống oxy hóa nên nó còn được biết đến là thực phẩm giúp hồi sinh làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa làm giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông, còn sắt thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám giúp da trắng sáng hơn.

Cách thực hiện:


– Lấy 20g cải xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng .

– Dùng túm vải hỗn hợp cải xoong mật ong trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, thâm nám 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.

Bạn nên kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày trong một thời gian sẽ giúp làm mờ đáng kể các vết tàn nhang và thâm nám trên da mặt.

Rau ngót

Rau ngót chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là vitamin A, C.  Lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi và nhiều loại rau khác…..thành phần quan trọng  trong quá trình sản xuất collagen  (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương, cải thiện chức năng não, làm mờ vết thâm nám trên da.

Cách thực hiện:

– Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã chắt lấy nước cốt. Nước cốt sau khi chắt nên uống ngay thì mới có tác dụng trị nám, tàn nhang và làm đẹp da hiệu quả.

Lưu ý: chỉ nên dùng nước cốt nguyên chất, không nên cho thêm đường vì sẽ làm mất tác dụng.

– Hoặc giã một chút rau ngót với một chút gừng, vắt lấy nước và thoa đều hỗn hợp lên những vùng bị nám, tàn nhang trên da và để 15 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện đều đặn cho đến khi các đốm nám, tàn nhang mờ đi.

– Ngoài ra, bạn có thể dùng rau ngót dưới hình thức bồi bổ bên trong như nấu canh. Rau ngót vừa bổ dưỡng, vừa giàu vitamin A, C giúp trị nám, tàn nhang từ bên trong cho làn da trắng hồng rạng rỡ.

Rau mùi

Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm có tác dụng bổ tỳ vị, cương dương, trị long đờm, chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, chữa tiêu chảy, hạ cholesterol trong máu, chữa viêm kết mạc, rọng kinh…

Ngoài ra, theo Tây y, rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng. Kết quả phân tích trong 100g lá có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng tố vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường. Các khoáng tố gồm calcium, phosphor, sắt; các vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Trong hạt, các thành phần giống như trong lá nhưng có hàm lượng cao hơn và còn chứa nhiều tinh dầu. Do vậy rau mùi còn rất tốt cho việc chăm sóc da và điều trị nám, tàn nhang.

Cách thực hiện:

– Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ, đem ngâm vào nước nóng khoảng 5-10 phút. Lấy nước đó rửa mặt. Làm đều đặn hàng ngày các vùng da bị tàn nhang sẽ mờ dần đi.

– Bạn có thể dùng theo công thức rau mùi và nước cốt chanh: Bạn hãy dùng một nắm rau mùi rửa sạch, để ráo nước rồi xay ép lấy nước. Trộn nước ép rau mùi với 2 thìa nước cốt chanh sẽ có được một hỗn hợp.

Thoa hỗn hợp này lên mặt, đặc biệt là vùng bị nám và tàn nhang. Các hoạt chất có trong rau mùi và chanh giúp làm mờ dần các vết thâm nám, cho bạn làn da sang mịn hơn. Ngoài ra, bạn có thể sắc quả mùi lấy nước để rửa mặt mỗi ngày cũng giúp làm mờ các vết nám và những nốt đen xấu xí trên mặt.

Củ cải và giá đỗ

Củ cải trắng và giá đỗ là 2 loại rau giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Theo Tây y, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg…; Đặc biệt các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nám da và tàn nhang.

Trong khi đó, giá đỗ xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E là 2 dưỡng chất cơ bản giúp chống lại sạm da, nám da và tàn nhang.

Cách thực hiện:

–  Chọn 1 củ cải trắng ngon rồi gọt vỏ xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Cùng với đó, xay nhuyễn 1 nắm giá đỗ đã rửa sạch và vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 cốc nước giá đỗ và nước củ cải hoặc uống cách ngày sẽ giúp điều trị nám và tan nhang hiệu quả.

– Dùng 2 loại nước đó rồi thoa lên vùng da nám, tàn nhang hàng ngày. Củ cải có tính tẩy nhẹ sẽ làm mờ các sắc tố nâu, đen, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ giúp lấy lại làn da trắng sáng.

– Lấy một khoanh củ cải, rửa sạch, nghiền nát dùng để đắp mặt trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Chất tẩy trắng tự nhiên có trong củ cải sẽ giúp làm mờ các vết nám, giúp bạn cải thiện làn da hiệu quả.

Lưu ý: Bạn nên kết hợp bổ sung các Vitamin C và A có trong củ cải và giá đỗ cả bên trong lẫn bên ngoài, sau 1 năm bạn sẽ thấy làn da được cải thiện đến 70%.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Các bài thuốc đông y chữa xuất tinh sớm ở nam giới

Trong y học cổ truyền, xuất tinh sớm được gọi là chứng Tảo tiết do nhiều nguyên nhân gây nên như dị tật bẩm sinh, ức chế tâm lý… và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có biện pháp sử dụng thuốc Đông y.

Từ ngàn xưa, các bậc danh y đã bỏ ra không ít tâm huyết để có thể tìm ra một phương thuốc giải quyết được tận gốc vấn đề này và viết thành các y văn về các loại thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.

Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dành cho chứng tảo tiết sau đây:
Đông trùng hạ thảo

Bài thuốc 1:



– Ðông trùng hạ thảo 10g

– Nhân sâm 8g,

– Hoài sơn 30g,

– Nhung hươu 150g,

– Đại táo 15g.

Cách chế: Nhung hươu rửa sạch, thái mỏng; Nhân sâm thái phiến.

Các vị thuốc khác rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm bằng lửa nhỏ chừng 2,5-3 giờ là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ ích thận khí, cố nhiếp thận tinh, thường dùng cho những người bị tảo tiết thuộc Thận khí bất túc, biểu hiện bằng các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch lượng ít, lỏng loãng, mệt mỏi nhiều, tinh thần bạc nhược, dễ đổ mồ hồi, suy giảm ham muốn tình dục, hay đi tiểu đêm, ăn kém, miệng nhợt, chất lưỡi nhợt, thường mắc các bệnh mạn tính như lao phổi, tiểu đường, suy nhược thần kinh thể ức chế…

Bài thuốc 2:

– Thục địa 30g

– Tỏa dương 20g,

– Đỗ trọng 30g,

– Đuôi lợn 150g,

– Gừng tươi 15g,

– Đại táo 8 quả.

Cách chế: Ðuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn; Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Tư bổ thận tinh, thường dùng cho những người bị tảo tiết thuộc thể Thận tinh bất túc, biểu hiện bằng các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch ít và loãng, cơ thể hao gầy, suy giảm ham muốn tình dục, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhợt, thường có bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, u phì đại tiền liệt tuyến mạn tính, suy giảm công năng tuyến thượng thận…

Trong dân gian, còn có nhiều bài thuốc được truyền tụng như những phương thuốc thần dược như Kim tỏa cố tiết thang hay Tri bá tam tử thang.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Món ăn giúp bạn đẩy lùi chứng đau bụng kinh

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Phương pháp điều trị trong Đông y là điều hoà khí huyết bằng những vị thuốc dân tộc.
1 . Kinh nguyệt ra trước kỳ
Kinh nguyệt ra trước kỳ thường do huyết nhiệt, kinh sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh.
Dùng món ăn bài thuốc: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 30g, gừng tươi 3 lát. Trứng gà để cả vỏ, rửa sạch, lá ngải cứu cùng gừng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi với 400ml nước đun cho chín. Lấy trứng ra bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn trứng và uống nước canh.
Ngải cứu ôn ấm, điều hoà khí huyết, thông kinh, giải nhiệt, cầm máu. Gừng ôn ấm, trứng gà bổ khí huyết. Phối hợp lại có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh, có tác dụng chữa kinh trước kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

Đau bụng kinh


2. Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)
Kinh sau kỳ có sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, máu hòn, lượng ít, hay đau bụng trước khi hành kinh. Người mệt mỏi, bụng đầy, khó tiêu thường do hàn, huyết hư, huyết ứ do vậy phải ôn kinh, tán hàn, hoá ứ.
Dùng món ăn bài thuốc sau: gan dê (hoặc thịt dê) 100g, rau hẹ 50g, dầu ăn 30g, gia vị đủ ăn. Gan dê hoặc thịt dê thái mỏng, hẹ rửa sạch, cắt đoạn, cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho gan dê (thịt dê) xào chín săn, sau đó cho hẹ vào đảo nhanh rồi cho gia vị vừa đủ, bắc ra ăn lúc còn nóng.
Gan dê hoặc thịt dê bổ huyết, hoạt huyết, hẹ hành khí, ôn trung, tán hàn. Món ăn này có tác dụng chứa chứng kinh sau kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

3 . Bế kinh
Đây là triệu chứng sau khi đã hành kinh một thời gian nay lại không thấy kinh nữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra bế kinh trong đó phải kể tới do khí uất, đàm thấp
Để chữa bế kinh phải điều khí, khai uất, dùng món ăn bài thuốc sau: chim bồ câu (hoặc chim cút) 1 con, huyết kiệt 15g. Chim làm lông, rửa sạch, bỏ nội tạng cho bột huyết kiệt vào bụng chim, cho thêm một ít rượu đun cách thuỷ. Bắc ra ăn lúc nóng.
Chim bồ câu có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết điều kinh, huyết kiệt bổ huyết, khai uất, món ăn này có tác dụng chữa bế kinh, làm thông kinh.

4 . Thống kinh (hành kinh đau bụng)
Khi sắp có kinh đau bụng dữ dội, khiến không thể làm gì được, thậm chí bỏ ăn uống, người mệt mỏi. Nguyên nhân thống kinh là do khí trệ, huyết ứ, huyết hư và hàn tà. Phải dùng cách hoạt huyết, tán ứ, thuận khí, hành huyết để chữa.
Món ăn bài thuốc: mào gà trống 2 cái, rượu trắng 30 ml, mộc nhĩ 20g, bột hồ tiêu trắng 1g. Mào gà trống làm sạch, thái mỏng, mộc nhĩ rửa sạch, ngâm cho nở, thái chỉ. Cho mào gà trống, mộc nhĩ nấu với 400ml nước cho đến sôi, đun thêm 15 phút sau đó cho rượu, hồ tiêu và thêm gia vị vừa ăn, bắc ra ăn lúc nóng. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, ôn trung, làm hết đau bụng.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Món ăn cho người bị viêm xoang

Viêm xoang mũi thường được chia làm 2 loại: Viêm xoang mũi cấp tính và viêm xoang mũi mạn tính. Đông y có những món ăn giúp người bị viêm xoang mũi cải thịên triệu chứng nâng cao thể trạng.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi cấp tính

Người bệnh có đặc điểm là thời gian mắc bệnh ngắn, nước mũi chảy nhiều, đau đầu, phát sốt, khứu giác bị suy giảm. Thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng.

Viêm xoang
Nguyên nhân thường do cảm nhiễm phong nhiệt, cảm nhiễm thấp nhiệt gây nên. Ngoài ra, do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, cũng là yếu tố gây ra viêm xoang mũi, số người mắc bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng.

Viêm xoang mũi cấp tính được chia thành 3 thể bệnh phong nhiệt, nhiệt thịnh, thấp nhiệt.



Thể phong nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, chảy nhiều nước mũi có màu trắng nhầy hoặc vàng, đau đầu, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng.

Nên dùng các thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như: rau húng dũi, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm.

Trà hoa cúc:

Nguyên liệu: hoa cúc khô 10 – 12g.

Cách làm: hoa cúc bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc vào bình ngâm với 100ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà hoa cúc, lá dâu:

Nguyên liệu: hoa cúc 8 – 10g, lá dâu tằm 8g.

Cách làm: hoa cúc, lá dâu bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc, lá dâu vào bình, ngâm với 150ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà sắn dây, kim ngân hoa:

Nguyên liệu: sắn dây khô 12 – 16g, kim ngân hoa khô 10g, đường phèn 5g.

Cách làm: kim ngân hoa rửa sạch, sắn dây rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 200ml nước, nấu sôi bằng lửa nhỏ chừng 10 phút là được. Uống mỗi ngày thay trà.

Thức uống này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông mũi.

Thể nhiệt thịnh:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, nước mũi đặc, có màu vàng, mùi hôi, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, đau đầu nhiều, sốt, miệng khô đắng, người nóng bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt (ở kinh Đởm), lợi thủy, thông mũi, như : atisô, mướp đắng, bí đao, cà chua, cải ngọt, mã đề, rau má, rau đắng, rau diếp quăn, cải xoong, đậu xanh, hoa cúc, bông súng, rau nhút, sương sâm, sương sáo, rau câu.

Nước cà chua – rau cần tây:

Nguyên liệu: cà chua 1 trái lớn, rau cần tây 100g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100ml.

Cách làm: cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống.

Công dụng: bổ dưỡng, an thần, dịu thần kinh, có ích cho người bị viêm xoang mũi, thần kinh bị căng thẳng, ho lâu ngày, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, người nóng bứt rứt, đi cầu táo, tiểu vàng, đau nhức các khớp do phong thấp (những trường hợp không bị đái tháo đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống).

Thể thấp nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi chảy nhiều nước mũi vàng đục, nghẹt mũi kéo dài, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, nặng đầu, ngực tức, bụng đầy, chán ăn, nước tiểu vàng, cơ thể mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt, trừ thấp, lợi thủy, thông mũi như: rau diếp cá, đậu ván, sắn dây, râu bắp, bắp, rễ tranh, mã đề, bông súng, củ sen, cải bẹ xanh, cải bông, rau mồng tơi, rau bù ngót, rau sam, rau cần tây, trái su su, trái thơm.

Nước ép rau hỗn hợp:

Nguyên liệu: rau cần tây 50g, rau diếp quắn 100g, bắp cải 100g, ba thứ rửa sạch, thái nhỏ. Ớt tây một trái xắt nhỏ. Chuối chín một trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ.

Cách làm: cho tất cả vào máy xay, ép lấy nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

Món ăn này có tác dụng làm êm dịu thần kinh, rất tốt cho người bị viêm xoang mũi, ho đàm, di tinh, mất ngủ do tình trạng thần kinh dễ bị kích động.

Cháo đậu đỏ, bắp:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, đậu đỏ 50g, bắp 50g.

Cách làm: nấu tất cả thành cháo nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.

Món cháo này có tác dụng lợi thủy trừ thấp, hạ huyết áp. Thích hợp với người bị viêm xoang mũi, bệnh cao huyết áp.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi mạn tính

Viêm xoang mũi cấp tính thường do viêm xoang cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, lâu ngày chuyển thành mạn tính. Thường thuộc hàn chứng, hư chứng.

Viêm xoang mũi mạn tính được chia thành 2 thể bệnh phế khí suy hư; tỳ khí suy hư.

– Thể phế khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng nhầy, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, thở ngắn, tay chân lạnh, người mệt mỏi, không có sức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong, trừ hàn, thông mũi như: gừng tươi, củ hành, hành tây, củ sả, rau hẹ, rau kinh giới, rau húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương, rau diếp cá.

Canh tôm, củ cải trắng:

Nguyên liệu: củ cải trắng 150g, đậu hủ 100g, tôm đất 100g, giá đậu xanh 50g, gừng 3g, hành 5g, tỏi 5g, dầu ăn 30g, muối một ít.

Cách làm: cải trắng rửa sạch, cắt miếng, giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ, đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vuông, tôm rửa sạch, gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ cắt lát.

Để nồi nóng đổ dầu vào, khử gừng, hành cho thơm, đổ nước vào nấu sôi với của cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ cho chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn cả cái lẫn nước.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng:

Nguyên liệu: củ sen 200g, củ năng 200g, lê 200g, mía 1 khúc 1kg, nho 200g, mật ong 100g.

Cách làm: củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào.

Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại. Cất vào lọ thủy tinh. Khi uống pha thêm chút nước nóng, ngày uống 2 lần trong lúc bụng đói, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Công dụng: món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí tiêu đàm, thông mũi, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Thể tỳ khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi nặng, chảy nhiều nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc, niêm mạc mũi dày, chóng mặt, thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, tiêu lỏng, tay chân nặng nề, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp, thông mũi như: ý dĩ, củ nghệ vàng, khoai mài, củ từ, hạt sen, củ sen, đậu ván, đậu đỏ, tàu hủ ky, đậu hủ, rau diếp cá, rau sam, bắp, gạo lứt, sắn dây, khoai lang bí, khoai mỡ, khoai tía, khoai sọ, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, củ dền.

Trà rau cần, táo đỏ:

Nguyên liệu: trà ngon 3g, rau cần tây 150g, táo đỏ 2 trái.

Cách làm:  rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với 1lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong ngày.

Trà này làm êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mất ngủ, tăng huyết áp.

Cháo gạo lứt, cà dái dê tím:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, cà dái dê tím 50g, khoai mài (hoài sơn) 50g.

Cách làm: cà rửa sạch cắt miếng; khoai mài ngâm mềm, cắt miếng; gạo vo sạch. Cho các thứ trên vào nồi nấu thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, người bị cao huyết áp.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác