Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Trị dứt điểm nám , tàn nhang từ các loại rau củ trong bếp

Bạn có tin không , các loại rau củ quen thuộc và rẻ tiền từ trong bếp có thể giúp bạn đánh bay nám và tàn nhang một cách hiệu quả.

Rau cải xoong

Trong 100g rau cải xoong,  protein chiếm 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác như sắt, canxi và axit folic. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao 20 – 30mg/100g.

Do cải xoong có chứa các chất chống oxy hóa nên nó còn được biết đến là thực phẩm giúp hồi sinh làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa làm giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông, còn sắt thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám giúp da trắng sáng hơn.

Cách thực hiện:


– Lấy 20g cải xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng .

– Dùng túm vải hỗn hợp cải xoong mật ong trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, thâm nám 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.

Bạn nên kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày trong một thời gian sẽ giúp làm mờ đáng kể các vết tàn nhang và thâm nám trên da mặt.

Rau ngót

Rau ngót chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là vitamin A, C.  Lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi và nhiều loại rau khác…..thành phần quan trọng  trong quá trình sản xuất collagen  (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương, cải thiện chức năng não, làm mờ vết thâm nám trên da.

Cách thực hiện:

– Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã chắt lấy nước cốt. Nước cốt sau khi chắt nên uống ngay thì mới có tác dụng trị nám, tàn nhang và làm đẹp da hiệu quả.

Lưu ý: chỉ nên dùng nước cốt nguyên chất, không nên cho thêm đường vì sẽ làm mất tác dụng.

– Hoặc giã một chút rau ngót với một chút gừng, vắt lấy nước và thoa đều hỗn hợp lên những vùng bị nám, tàn nhang trên da và để 15 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện đều đặn cho đến khi các đốm nám, tàn nhang mờ đi.

– Ngoài ra, bạn có thể dùng rau ngót dưới hình thức bồi bổ bên trong như nấu canh. Rau ngót vừa bổ dưỡng, vừa giàu vitamin A, C giúp trị nám, tàn nhang từ bên trong cho làn da trắng hồng rạng rỡ.

Rau mùi

Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm có tác dụng bổ tỳ vị, cương dương, trị long đờm, chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, chữa tiêu chảy, hạ cholesterol trong máu, chữa viêm kết mạc, rọng kinh…

Ngoài ra, theo Tây y, rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng. Kết quả phân tích trong 100g lá có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng tố vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường. Các khoáng tố gồm calcium, phosphor, sắt; các vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Trong hạt, các thành phần giống như trong lá nhưng có hàm lượng cao hơn và còn chứa nhiều tinh dầu. Do vậy rau mùi còn rất tốt cho việc chăm sóc da và điều trị nám, tàn nhang.

Cách thực hiện:

– Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ, đem ngâm vào nước nóng khoảng 5-10 phút. Lấy nước đó rửa mặt. Làm đều đặn hàng ngày các vùng da bị tàn nhang sẽ mờ dần đi.

– Bạn có thể dùng theo công thức rau mùi và nước cốt chanh: Bạn hãy dùng một nắm rau mùi rửa sạch, để ráo nước rồi xay ép lấy nước. Trộn nước ép rau mùi với 2 thìa nước cốt chanh sẽ có được một hỗn hợp.

Thoa hỗn hợp này lên mặt, đặc biệt là vùng bị nám và tàn nhang. Các hoạt chất có trong rau mùi và chanh giúp làm mờ dần các vết thâm nám, cho bạn làn da sang mịn hơn. Ngoài ra, bạn có thể sắc quả mùi lấy nước để rửa mặt mỗi ngày cũng giúp làm mờ các vết nám và những nốt đen xấu xí trên mặt.

Củ cải và giá đỗ

Củ cải trắng và giá đỗ là 2 loại rau giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Theo Tây y, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg…; Đặc biệt các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nám da và tàn nhang.

Trong khi đó, giá đỗ xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E là 2 dưỡng chất cơ bản giúp chống lại sạm da, nám da và tàn nhang.

Cách thực hiện:

–  Chọn 1 củ cải trắng ngon rồi gọt vỏ xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Cùng với đó, xay nhuyễn 1 nắm giá đỗ đã rửa sạch và vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 cốc nước giá đỗ và nước củ cải hoặc uống cách ngày sẽ giúp điều trị nám và tan nhang hiệu quả.

– Dùng 2 loại nước đó rồi thoa lên vùng da nám, tàn nhang hàng ngày. Củ cải có tính tẩy nhẹ sẽ làm mờ các sắc tố nâu, đen, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ giúp lấy lại làn da trắng sáng.

– Lấy một khoanh củ cải, rửa sạch, nghiền nát dùng để đắp mặt trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Chất tẩy trắng tự nhiên có trong củ cải sẽ giúp làm mờ các vết nám, giúp bạn cải thiện làn da hiệu quả.

Lưu ý: Bạn nên kết hợp bổ sung các Vitamin C và A có trong củ cải và giá đỗ cả bên trong lẫn bên ngoài, sau 1 năm bạn sẽ thấy làn da được cải thiện đến 70%.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Các bài thuốc đông y chữa xuất tinh sớm ở nam giới

Trong y học cổ truyền, xuất tinh sớm được gọi là chứng Tảo tiết do nhiều nguyên nhân gây nên như dị tật bẩm sinh, ức chế tâm lý… và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có biện pháp sử dụng thuốc Đông y.

Từ ngàn xưa, các bậc danh y đã bỏ ra không ít tâm huyết để có thể tìm ra một phương thuốc giải quyết được tận gốc vấn đề này và viết thành các y văn về các loại thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.

Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dành cho chứng tảo tiết sau đây:
Đông trùng hạ thảo

Bài thuốc 1:



– Ðông trùng hạ thảo 10g

– Nhân sâm 8g,

– Hoài sơn 30g,

– Nhung hươu 150g,

– Đại táo 15g.

Cách chế: Nhung hươu rửa sạch, thái mỏng; Nhân sâm thái phiến.

Các vị thuốc khác rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm bằng lửa nhỏ chừng 2,5-3 giờ là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ ích thận khí, cố nhiếp thận tinh, thường dùng cho những người bị tảo tiết thuộc Thận khí bất túc, biểu hiện bằng các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch lượng ít, lỏng loãng, mệt mỏi nhiều, tinh thần bạc nhược, dễ đổ mồ hồi, suy giảm ham muốn tình dục, hay đi tiểu đêm, ăn kém, miệng nhợt, chất lưỡi nhợt, thường mắc các bệnh mạn tính như lao phổi, tiểu đường, suy nhược thần kinh thể ức chế…

Bài thuốc 2:

– Thục địa 30g

– Tỏa dương 20g,

– Đỗ trọng 30g,

– Đuôi lợn 150g,

– Gừng tươi 15g,

– Đại táo 8 quả.

Cách chế: Ðuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn; Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Tư bổ thận tinh, thường dùng cho những người bị tảo tiết thuộc thể Thận tinh bất túc, biểu hiện bằng các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch ít và loãng, cơ thể hao gầy, suy giảm ham muốn tình dục, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhợt, thường có bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, u phì đại tiền liệt tuyến mạn tính, suy giảm công năng tuyến thượng thận…

Trong dân gian, còn có nhiều bài thuốc được truyền tụng như những phương thuốc thần dược như Kim tỏa cố tiết thang hay Tri bá tam tử thang.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Món ăn giúp bạn đẩy lùi chứng đau bụng kinh

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Phương pháp điều trị trong Đông y là điều hoà khí huyết bằng những vị thuốc dân tộc.
1 . Kinh nguyệt ra trước kỳ
Kinh nguyệt ra trước kỳ thường do huyết nhiệt, kinh sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh.
Dùng món ăn bài thuốc: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 30g, gừng tươi 3 lát. Trứng gà để cả vỏ, rửa sạch, lá ngải cứu cùng gừng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi với 400ml nước đun cho chín. Lấy trứng ra bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn trứng và uống nước canh.
Ngải cứu ôn ấm, điều hoà khí huyết, thông kinh, giải nhiệt, cầm máu. Gừng ôn ấm, trứng gà bổ khí huyết. Phối hợp lại có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh, có tác dụng chữa kinh trước kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

Đau bụng kinh


2. Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)
Kinh sau kỳ có sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, máu hòn, lượng ít, hay đau bụng trước khi hành kinh. Người mệt mỏi, bụng đầy, khó tiêu thường do hàn, huyết hư, huyết ứ do vậy phải ôn kinh, tán hàn, hoá ứ.
Dùng món ăn bài thuốc sau: gan dê (hoặc thịt dê) 100g, rau hẹ 50g, dầu ăn 30g, gia vị đủ ăn. Gan dê hoặc thịt dê thái mỏng, hẹ rửa sạch, cắt đoạn, cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho gan dê (thịt dê) xào chín săn, sau đó cho hẹ vào đảo nhanh rồi cho gia vị vừa đủ, bắc ra ăn lúc còn nóng.
Gan dê hoặc thịt dê bổ huyết, hoạt huyết, hẹ hành khí, ôn trung, tán hàn. Món ăn này có tác dụng chứa chứng kinh sau kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

3 . Bế kinh
Đây là triệu chứng sau khi đã hành kinh một thời gian nay lại không thấy kinh nữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra bế kinh trong đó phải kể tới do khí uất, đàm thấp
Để chữa bế kinh phải điều khí, khai uất, dùng món ăn bài thuốc sau: chim bồ câu (hoặc chim cút) 1 con, huyết kiệt 15g. Chim làm lông, rửa sạch, bỏ nội tạng cho bột huyết kiệt vào bụng chim, cho thêm một ít rượu đun cách thuỷ. Bắc ra ăn lúc nóng.
Chim bồ câu có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết điều kinh, huyết kiệt bổ huyết, khai uất, món ăn này có tác dụng chữa bế kinh, làm thông kinh.

4 . Thống kinh (hành kinh đau bụng)
Khi sắp có kinh đau bụng dữ dội, khiến không thể làm gì được, thậm chí bỏ ăn uống, người mệt mỏi. Nguyên nhân thống kinh là do khí trệ, huyết ứ, huyết hư và hàn tà. Phải dùng cách hoạt huyết, tán ứ, thuận khí, hành huyết để chữa.
Món ăn bài thuốc: mào gà trống 2 cái, rượu trắng 30 ml, mộc nhĩ 20g, bột hồ tiêu trắng 1g. Mào gà trống làm sạch, thái mỏng, mộc nhĩ rửa sạch, ngâm cho nở, thái chỉ. Cho mào gà trống, mộc nhĩ nấu với 400ml nước cho đến sôi, đun thêm 15 phút sau đó cho rượu, hồ tiêu và thêm gia vị vừa ăn, bắc ra ăn lúc nóng. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, ôn trung, làm hết đau bụng.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Món ăn cho người bị viêm xoang

Viêm xoang mũi thường được chia làm 2 loại: Viêm xoang mũi cấp tính và viêm xoang mũi mạn tính. Đông y có những món ăn giúp người bị viêm xoang mũi cải thịên triệu chứng nâng cao thể trạng.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi cấp tính

Người bệnh có đặc điểm là thời gian mắc bệnh ngắn, nước mũi chảy nhiều, đau đầu, phát sốt, khứu giác bị suy giảm. Thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng.

Viêm xoang
Nguyên nhân thường do cảm nhiễm phong nhiệt, cảm nhiễm thấp nhiệt gây nên. Ngoài ra, do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, cũng là yếu tố gây ra viêm xoang mũi, số người mắc bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng.

Viêm xoang mũi cấp tính được chia thành 3 thể bệnh phong nhiệt, nhiệt thịnh, thấp nhiệt.



Thể phong nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, chảy nhiều nước mũi có màu trắng nhầy hoặc vàng, đau đầu, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng.

Nên dùng các thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như: rau húng dũi, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm.

Trà hoa cúc:

Nguyên liệu: hoa cúc khô 10 – 12g.

Cách làm: hoa cúc bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc vào bình ngâm với 100ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà hoa cúc, lá dâu:

Nguyên liệu: hoa cúc 8 – 10g, lá dâu tằm 8g.

Cách làm: hoa cúc, lá dâu bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc, lá dâu vào bình, ngâm với 150ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà sắn dây, kim ngân hoa:

Nguyên liệu: sắn dây khô 12 – 16g, kim ngân hoa khô 10g, đường phèn 5g.

Cách làm: kim ngân hoa rửa sạch, sắn dây rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 200ml nước, nấu sôi bằng lửa nhỏ chừng 10 phút là được. Uống mỗi ngày thay trà.

Thức uống này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông mũi.

Thể nhiệt thịnh:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, nước mũi đặc, có màu vàng, mùi hôi, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, đau đầu nhiều, sốt, miệng khô đắng, người nóng bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt (ở kinh Đởm), lợi thủy, thông mũi, như : atisô, mướp đắng, bí đao, cà chua, cải ngọt, mã đề, rau má, rau đắng, rau diếp quăn, cải xoong, đậu xanh, hoa cúc, bông súng, rau nhút, sương sâm, sương sáo, rau câu.

Nước cà chua – rau cần tây:

Nguyên liệu: cà chua 1 trái lớn, rau cần tây 100g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100ml.

Cách làm: cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống.

Công dụng: bổ dưỡng, an thần, dịu thần kinh, có ích cho người bị viêm xoang mũi, thần kinh bị căng thẳng, ho lâu ngày, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, người nóng bứt rứt, đi cầu táo, tiểu vàng, đau nhức các khớp do phong thấp (những trường hợp không bị đái tháo đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống).

Thể thấp nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi chảy nhiều nước mũi vàng đục, nghẹt mũi kéo dài, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, nặng đầu, ngực tức, bụng đầy, chán ăn, nước tiểu vàng, cơ thể mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt, trừ thấp, lợi thủy, thông mũi như: rau diếp cá, đậu ván, sắn dây, râu bắp, bắp, rễ tranh, mã đề, bông súng, củ sen, cải bẹ xanh, cải bông, rau mồng tơi, rau bù ngót, rau sam, rau cần tây, trái su su, trái thơm.

Nước ép rau hỗn hợp:

Nguyên liệu: rau cần tây 50g, rau diếp quắn 100g, bắp cải 100g, ba thứ rửa sạch, thái nhỏ. Ớt tây một trái xắt nhỏ. Chuối chín một trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ.

Cách làm: cho tất cả vào máy xay, ép lấy nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

Món ăn này có tác dụng làm êm dịu thần kinh, rất tốt cho người bị viêm xoang mũi, ho đàm, di tinh, mất ngủ do tình trạng thần kinh dễ bị kích động.

Cháo đậu đỏ, bắp:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, đậu đỏ 50g, bắp 50g.

Cách làm: nấu tất cả thành cháo nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.

Món cháo này có tác dụng lợi thủy trừ thấp, hạ huyết áp. Thích hợp với người bị viêm xoang mũi, bệnh cao huyết áp.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi mạn tính

Viêm xoang mũi cấp tính thường do viêm xoang cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, lâu ngày chuyển thành mạn tính. Thường thuộc hàn chứng, hư chứng.

Viêm xoang mũi mạn tính được chia thành 2 thể bệnh phế khí suy hư; tỳ khí suy hư.

– Thể phế khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng nhầy, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, thở ngắn, tay chân lạnh, người mệt mỏi, không có sức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong, trừ hàn, thông mũi như: gừng tươi, củ hành, hành tây, củ sả, rau hẹ, rau kinh giới, rau húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương, rau diếp cá.

Canh tôm, củ cải trắng:

Nguyên liệu: củ cải trắng 150g, đậu hủ 100g, tôm đất 100g, giá đậu xanh 50g, gừng 3g, hành 5g, tỏi 5g, dầu ăn 30g, muối một ít.

Cách làm: cải trắng rửa sạch, cắt miếng, giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ, đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vuông, tôm rửa sạch, gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ cắt lát.

Để nồi nóng đổ dầu vào, khử gừng, hành cho thơm, đổ nước vào nấu sôi với của cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ cho chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn cả cái lẫn nước.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng:

Nguyên liệu: củ sen 200g, củ năng 200g, lê 200g, mía 1 khúc 1kg, nho 200g, mật ong 100g.

Cách làm: củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào.

Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại. Cất vào lọ thủy tinh. Khi uống pha thêm chút nước nóng, ngày uống 2 lần trong lúc bụng đói, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Công dụng: món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí tiêu đàm, thông mũi, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Thể tỳ khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi nặng, chảy nhiều nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc, niêm mạc mũi dày, chóng mặt, thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, tiêu lỏng, tay chân nặng nề, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp, thông mũi như: ý dĩ, củ nghệ vàng, khoai mài, củ từ, hạt sen, củ sen, đậu ván, đậu đỏ, tàu hủ ky, đậu hủ, rau diếp cá, rau sam, bắp, gạo lứt, sắn dây, khoai lang bí, khoai mỡ, khoai tía, khoai sọ, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, củ dền.

Trà rau cần, táo đỏ:

Nguyên liệu: trà ngon 3g, rau cần tây 150g, táo đỏ 2 trái.

Cách làm:  rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với 1lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong ngày.

Trà này làm êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mất ngủ, tăng huyết áp.

Cháo gạo lứt, cà dái dê tím:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, cà dái dê tím 50g, khoai mài (hoài sơn) 50g.

Cách làm: cà rửa sạch cắt miếng; khoai mài ngâm mềm, cắt miếng; gạo vo sạch. Cho các thứ trên vào nồi nấu thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, người bị cao huyết áp.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Nhiều công dụng bất ngờ của đu đủ có thể bạn chưa biết

Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Đu đủ là cây ăn quả khá phổ biến ở mọi miền nước ta, nó còn có tên gọi khác là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học là Carica papaya L, họ đu đủ Papayaceae. Có sách còn gọi đu đủ là xoài tây vì mùi vị giữa hai loại giống nhau.

Đu đủ
Thành phần trong quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.

Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng – Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.

Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.

Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ

Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.

Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.

Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.

Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.

Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.

Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 – 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast – Dallas).

Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.

Các công dụng khác của đu đủ:

– Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

– Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những thực phẩm tốt cho dạ dày

Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:

1. Chuối

Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau, loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…



Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất khử gốc tự do quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

3. Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

4. Bánh mì nướng

Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, nên hạn chế bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

5. Món canh

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh, soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

6. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Cẩn thận với trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

7. Nước dừa

Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Phương thuốc cho người tiểu ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu. Đông y cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường niệu hoặc do sỏi. Khi viên sỏi di chuyển làm niệu quản hoặc niệu đạo bị tổn thương, nước tiểu có màu đỏ lẫn máu. Tiểu ra máu thường kèm theo đau buốt, bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần. Bệnh nhân có cảm giác bế tắc khó chịu… Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh.

Tiểu ra máu do sỏi: người bệnh bí tiểu, đau buốt, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu. Đau có thể tăng lên làm người bệnh phải lấy hai tay ôm lấy bụng, người còng xuống. Dùng một trong các bài thuốc:

Râu ngô
Bài 1: kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 – 9 ngày liền. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.



Bài 2: mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.

Do thận hư lâu ngày

Thấp nhiệt tích tụ ở bàng quang làm chức năng thăng giáng lưu thoát bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, có khi lẫn máu. Người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép trị: thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm. Dùng 1 trong các bài thuốc:



Bài 1: sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.

Bài 2: sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.

Trong khi điều trị, nên kết hợp dùng món ăn để hỗ trợ: chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 250g, đậu đen 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Đậu đen và bí đỏ cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín mềm, cho đường vào quấy đều, thêm 1 – 2 lát gừng giã nhỏ là được. Ăn nguội. Công dụng: nhuận huyết, bổ âm, dưỡng thận, thanh thấp nhiệt.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những loại quả không nên ăn luôn cả vỏ

Có những loại quả nên ăn cả vỏ để nhận đủ chất dinh dưỡng của nó, nhưng với những loại rau củ quả dưới đây, nếu ăn cả vỏ có thể sẽ gây bệnh.
1 Khoai lang
Khoai

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
2 Khoai tây



Chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc, tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài ăn nhiều vỏ khoai tây khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không ăn.
3 Củ mã thầy

Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
4 Quả hồng

Không nên ăn hồng khi chưa chín hẳn. Khi ăn nên gọt vỏ thật sạch, vì chất tannin trong vỏ hồng sẽ gây hại cho dạ dày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Chữa viêm họng thanh quản hiệu quả với lá xương sông

Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng… Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Lá xương sông
Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…




Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?

Lá  xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen (3,28%), limonene  (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus…).

Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em… Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)…

Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.

Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng…

Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác