Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Nhiều công dụng bất ngờ của đu đủ có thể bạn chưa biết

Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Đu đủ là cây ăn quả khá phổ biến ở mọi miền nước ta, nó còn có tên gọi khác là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học là Carica papaya L, họ đu đủ Papayaceae. Có sách còn gọi đu đủ là xoài tây vì mùi vị giữa hai loại giống nhau.

Đu đủ
Thành phần trong quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.

Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng – Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.

Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.

Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ

Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.

Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.

Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.

Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.

Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.

Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 – 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast – Dallas).

Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.

Các công dụng khác của đu đủ:

– Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

– Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những thực phẩm tốt cho dạ dày

Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:

1. Chuối

Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau, loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…



Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất khử gốc tự do quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

3. Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

4. Bánh mì nướng

Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, nên hạn chế bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

5. Món canh

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh, soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

6. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Cẩn thận với trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

7. Nước dừa

Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Phương thuốc cho người tiểu ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu. Đông y cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường niệu hoặc do sỏi. Khi viên sỏi di chuyển làm niệu quản hoặc niệu đạo bị tổn thương, nước tiểu có màu đỏ lẫn máu. Tiểu ra máu thường kèm theo đau buốt, bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần. Bệnh nhân có cảm giác bế tắc khó chịu… Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh.

Tiểu ra máu do sỏi: người bệnh bí tiểu, đau buốt, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu. Đau có thể tăng lên làm người bệnh phải lấy hai tay ôm lấy bụng, người còng xuống. Dùng một trong các bài thuốc:

Râu ngô
Bài 1: kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 – 9 ngày liền. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.



Bài 2: mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.

Do thận hư lâu ngày

Thấp nhiệt tích tụ ở bàng quang làm chức năng thăng giáng lưu thoát bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, có khi lẫn máu. Người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép trị: thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm. Dùng 1 trong các bài thuốc:



Bài 1: sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.

Bài 2: sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.

Trong khi điều trị, nên kết hợp dùng món ăn để hỗ trợ: chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 250g, đậu đen 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Đậu đen và bí đỏ cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín mềm, cho đường vào quấy đều, thêm 1 – 2 lát gừng giã nhỏ là được. Ăn nguội. Công dụng: nhuận huyết, bổ âm, dưỡng thận, thanh thấp nhiệt.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những loại quả không nên ăn luôn cả vỏ

Có những loại quả nên ăn cả vỏ để nhận đủ chất dinh dưỡng của nó, nhưng với những loại rau củ quả dưới đây, nếu ăn cả vỏ có thể sẽ gây bệnh.
1 Khoai lang
Khoai

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
2 Khoai tây



Chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc, tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài ăn nhiều vỏ khoai tây khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không ăn.
3 Củ mã thầy

Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
4 Quả hồng

Không nên ăn hồng khi chưa chín hẳn. Khi ăn nên gọt vỏ thật sạch, vì chất tannin trong vỏ hồng sẽ gây hại cho dạ dày.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Chữa viêm họng thanh quản hiệu quả với lá xương sông

Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng… Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Lá xương sông
Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…




Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?

Lá  xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen (3,28%), limonene  (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus…).

Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em… Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)…

Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.

Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng…

Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

9 phương thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng hôi miệng

Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng.

Hôi miệng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, hậu quả khiến cho người bệnh rất mặc cảm khi giao tiếp với người khác bằng lời nói. Khi mắc chứng bệnh này nhất thiết chúng ta phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp. Trong y học cổ truyền, hôi miệng được gọi là “khẩu xú” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc dùng thuốc ngậm và súc miệng. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài phương thang điển hình

Phương thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng hôi miệng
Phương 1:



Mộc hương 10g, đinh hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.

Phương 2: Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Ba vị tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Phương 3:

Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.

Phương 4: Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.

Phương 5: Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt

Phương 6:

Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 đến 3 lần.

Phương 7: Hồ hoàng liên 15g, đởm phàn 10g, kha tử 50g, bạc hà tử 50g, mật gấu 2g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 2 – 3g bột thuốc hòa với nước sôi để nguội ngậm và súc miệng.

Phương 8: Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200 ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 đến 4 lần.

Phương 9: Hoắc hương, trạch lan, hương nhu, tế tân lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước ngậm và súc miệng hàng .

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những kiêng kị trong ăn uống khi dùng thuốc đông y

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc. Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.
Những kiêng kị trong ăn uống khi dùng thuốc đông y



Không nên ăn hải sản khi uống thuốc thanh nhiệt, giải độc.
1 Đối với các thuốc thanh nhiệt, giải độc,dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin) đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

2 Thuốc thanh nhiệt, an thần: không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

3  Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.



4 Thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể: không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

5 Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa : bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ .

6 Những thuốc thanh phế trừ đàm: khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các thuốc bổ dưỡng: khi uống không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, hai thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Lưu ý : Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những mẹo đơn giản giúp bạn thỏi bay vết thâm của mụn

Những mẹo chăm sóc da dưới đây sẽ giúp bạn “thổi bay” các vết thâm mụn trong thời gian ngắn nhất để luôn tự tin, xinh đẹp.

Mụn trứng cá luôn khiến cho phái đẹp mất tự tin vào ngoại hình của mình. Nhưng khi hết mụn, các vết thâm chúng để lại còn khiến chị em “mất ăn mất ngủ” trong thời gian dài bởi khuôn mặt không đều màu và mất thẩm mĩ do những đốm thâm xấu xí gây nên. Những mẹo chăm sóc da dưới đây sẽ giúp bạn “thổi bay” các vết thâm mụn trong thời gian ngắn nhất để luôn tự tin, xinh đẹp.

1. Vitamin E
Vitamin E nguyên chất là liệu pháp đầu tiên trị sẹo thâm để lại do mụn trứng cá. Không những làm làn da trắng sáng mà chúng còn giúp giảm những vết thâm mụn hiệu quả nhất. Bạn có thể thoa vitamin E nguyên chất vào những vết sẹo mụn trứng cá 3-4 lần/ ngày, chắc chắn chỉ sau một tuần, các vết thâm sẽ nhạt đi rõ rệt hoặc thậm chí biến mất không dấu vết. Bạn có thể dễ dàng mua Vitamin E từ các hiệu thuốc hay cửa hàng mĩ phẩm gần nhà.
Sữa tươi



2. Sữa tươi
Một trong những cách đặc trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả là dùng sữa tươi để rửa mặt hằng ngày. Axit lactic trong sữa không chỉ giúp làm mờ các vết sẹo mà còn giúp da tươi sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, bạn có thể trộn sữa tươi với bột yến mạch và một vài giọt nước cốt chanh để tạo thành một hỗn hợp sền sệt như mặt nạ, đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
3. Nước cốt chanh
Nước cốt chanh có thể giúp làm sáng các vùng da tối màu do sẹo mụn trứng cá để lại. Sau khi rửa mặt thật kỹ, bạn dùng tăm bông thấm nước chanh thoa nhẹ lên vùng da bị thâm. Để trong khoảng 15 phút rồi mới rửa lại bằng nước ấm. Chất axit nhẹ trong chanh có tác dụng giảm thâm, làm trắng da tuyệt vời mà không hề gây hại cho da bạn.
4. Gừng
 Những mẹo đơn giản giúp bạn thỏi bay vết thâm của mụn
Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo. Cắt gừng tươi thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên vùng da bị thâm, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo sẽ mờ dần mà làn da của bạn cũng mềm mại và trắng sáng hơn.
5. Mật ong
Biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả nhất điều trị cho những vết sẹo là ứng dụng thoa mật ong nhiều lần trong ngày. Mật ong sẽ làm do những vết sẹo thâm trở nên sáng hơn một cách tự nhiên và sẽ giúp loại bỏ tất cả các vết sẹo.

Ăn gì giúp ngủ ngon ?

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên là đêm ngủ ngày thức, nếu đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nên đi bộ, tập thể dục và dùng những món ăn thích hợp .

Một số món canh nấu từ rau rút hay thịt lợn, hạt sen, tim lợn… sẽ giúp bạn đỡ suy nhược vì chứng mất ngủ. Đây đều là những món rất dễ làm.

1 Canh rau rút

Nguyên liệu gồm rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau rút bỏ cọng già và lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng; củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa, xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ. Thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.


Canh thịt nấu hạt sen
2 Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực



Thịt lợn 200 g, hạt sen 50 g, khiếm thực 50 g. Thịt cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.

Công dụng: An thần, chữa mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

3 Tim lợn hầm đương quy

Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.

Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.

4 Canh hạt sen

Hạt sen 30 g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Có tác dụng định tâm, an thần, thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

5 Canh thịt lợn, hàu biển

Thịt hàu tươi 150 g, thịt lợn nạc 150 g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

6 Canh hành táo

Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác