Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Các bài thuốc hay trị dứt điểm hắc lào

Hắc lào (lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes.Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém. Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất.

* Biểu hiện của hắc lào

Các bài thuốc hay trị dứt điểm hắc lào
Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương (diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền).


Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn.

* Chữa hắc lào theo một số cách trong dân gian.

– Dùng quả chuối tiêu xanh (còn có tên là chuối lùn, chuối và) xắt từng lát. Rửa sạch chỗ có hắc lào, cạo da rồi xát chuối xanh lên để cho vết hắc lào có mủ chuối tự khô.

– Lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc đặc, gạn lấy nước cốt nấu với sáp ong, khi sáp ong chảy ra thì cho nhỏ lửa, cô thành cao, dùng cao này phết lên vết hắc lào.

– Lấy 12 gr bột long não, 100 gr rễ húng chanh giã nhỏ. Trộn thật đều hai vị trên rồi vắt một quả chanh vào thuốc này để bôi hằng ngày lên các vết hắc lào.

– Đốt mảnh gáo dừa rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào.

– Hạt thảo quyết minh (muồng) 100 gr, khế chua 2 quả, 10 lá trầu, tất cả rửa sạch, giã nhuyễn bọc vào vải mùn, xát lên vết hắc lào.

* Điều trị hắc lào bằng thuốc nam.

Bồ kết 12 g, phèn chua 20 g, thêm nước, đun sôi, để nguội rồi tắm. Sau khi lau khô người, bôi thuốc vào chỗ da bị tổn thương.

Các thuốc bôi bao gồm:

– Vỏ cây đại tươi 50 g; củ chút chít 50 g; cồn 70 độ 100 ml. Hai vị thuốc rửa sạch, giã nát, ngâm vào cồn 7 ngày, dùng bôi vào chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

– Hạt muồng châu tươi 20 g; hạt bồ kết tươi 12 g. Tất cả giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày, dùng dung dịch bôi chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

– Rễ, cành, lá cây kiến cò 50 g giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày. Dùng dung dịch trên bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

– Rễ cây bạch hoa xà (bỏ lõi) 100 g ngâm trong 20 ml cồn 90 độ. Sau 7 ngày thì lấy bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những bài thuốc quý từ táo ta

Táo ta vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon được trồng phổ biến ở nước ta có thể chế biến thành mứt, nước uống. Tuy nhiên ít ai biết các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Lượng vitamin quý giá từ trái táo ta

Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Hồng Kông.

Táo ta
Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.

1 /Bài thuốc 1 từ lá táo

Lá táo giúp bảo vệ khoang miệng. Lá tươi xay nhỏ, lọc lấy nước, đun sôi, thêm ít muối dùng làm nước súc miệng.



Nước ép lá táo giúp làm sạch khoang miệng, khí quản, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và chứng rát lưỡi do ăn nhiều trái cây chua như dứa.

Ngoài ra, nước ép lá táo còn có thể bảo vệ mắt khỏi các bệnh viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.

Bột lá táo khô trộn với nước, trà lên da đầu giúp làm sạch, ngừa gàu và các bệnh nấm ngứa trên da đầu, giữ cho tóc đen bóng.

2/ Bài thuốc 2 từ trái táo

Táo chữa chứng suy giảm trí nhớ. Đối với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 gr quả táo trong 500 ml nước, cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml. Thêm muỗng canh mật ong, hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Đề phòng bệnh cảm lạnh: cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu.

Có thể uống nước táo ép, rắc thêm một ít bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa chứng cảm lạnh. Nhân hạt táo sao đen, sắc lấy nước uống được dùng làm nước an thần, chữa suy nhược thần kinh.

– “Bí kíp” cho bạn

Vỏ cây táo sắc lấy nước uống có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ, thông tiện và chống đầy hơi. Có thể dùng táo ta thay táo tàu như thuốc bổ.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Các loại trái cây giúp bạn đánh bật những vết vàng ố trên răng

Trái cây ngoài tác dụng cung cấp Vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh và tươi trẻ, thì các loại Axit có trong trái cây còn có tác dụng làm trắng và chắc răng, sau đây là một số loại trái cây có tác dụng đánh bật những vết vàng ố, cao răng nhờ những thành phần thiên nhiên lành tính…

1. Chanh
Tính chất tẩy trắng có trong chanh cũng có thể được sử dụng để giúp thoát khỏi hàm răng vàng ố. Trong thực tế, xúc họng bằng nước cốt chanh và chà răng bằng vỏ chanh cũng là một trong những cách tốt nhất để làm cho răng của bạn trắng bóng hơn.

Răng ố vàng
Lấy một vài giọt nước cốt chanh và thêm một ít muối vào. Thoa hỗn hợp này lên răng ngả màu và chà xát thật mạnh trên răng và nướu răng của bạn. Để yên trong một vài phút và sau đó súc miệng sạch với nước bình thường. Thực hiện phương pháp này hai lần mỗi ngày trong khoảng hai tuần để có thể loại bỏ sạch cao răng và những phần răng ngả màu.




2. Táo
Táo là một loại trái cây có thể chà xát răng của bạn như một chiếc bàn chải đánh răng và làm cho răng của bạn trông trắng hơn. Hãy cố gắng ăn một hoặc hai quả táo mỗi ngày để loại bỏ các vết ố vàng lưu trữ trên răng của bạn. Khi ăn một quả táo hãy nhai chúng kĩ để các chất axit của quả táo và phần thịt táo thô ráp giàu chất xơ có thời gian hoạt động trên răng của bạn, giúp loại bỏ các vết bẩn ố vàng.

Ngoài táo, bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm giòn khác như cà rốt sống, dưa chuột và bông cải xanh.

3. Húng quế
Lá húng quế có tính chất làm trắng và do đó nó có thể được sử dụng để làm cho răng của bạn trắng sáng hơn. Đồng thời húng quế cũng có thể bảo vệ răng của bạn khỏi các vấn đề của nướu như bị mưng mủ. Lấy vài lá húng quế và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ.
Một khi lá hung quế đã khô bạn cần phải xay chúng thành bột. Hãy trộn bột này vào bàn chải đánh răng hàng ngày của bạn và sau đó sử dụng nó để đánh răng. Một cách khác là trộn bột lá húng quế với dầu mù tạt thành hỗn hợp sền sệt và sau đó sử dụng nó để làm sạch răng của bạn.

4. Muối
Muối là một trong những yếu tố làm sạch răng cơ bản được sử dụng ở mọi lứa tuổi vì nó giúp bổ sung các khoáng chất bị mất trên răng và giúp chúng lấy lại độ trắng bóng tự nhiên. Bạn có thể sử dụng muối thường xuyên vào mỗi buổi sáng như một loại thuốc đánh răng thay vì kem đánh răng.

Một cách khác là trộn muối chung với than củi và sau đó sử dụng nó để đánh răng thường xuyên. Bạn cũng có thể trộn muối chung với bột nở và sau đó sử dụng nó để chà răng nhẹ nhàng giúp giảm màu vàng ố tích lũy trên răng của bạn.
Khi sử dụng muối, bạn cần phải cẩn thận vì muối có thể gây hư tổn cho nướu răng và men răng nếu sử dụng 1 cách thô bạo.

5. Vỏ Cam
Bạn cũng có thể làm sạch răng bằng vỏ cam tươi như 1 thói quen thường xuyên để làm giảm màu vàng trên răng của bạn. Để làm cho răng của bạn trắng hơn, chà vỏ cam trên răng mỗi đêm trước khi đi ngủ.Các vitamin C và can xi trong vỏ cam sẽ đánh bật tất cả các vi sinh vật trong lúc bạn đang ngủ. Trong vòng một vài tuần, bạn có thể nhận thấy hiệu quả và răng của bạn sẽ trở nên sáng bóng hơn, chắc khỏe và trắng hơn. Nếu bạn không có vỏ cam tươi thì bạn có thể sử dụng bột vỏ cam khô.

Các vitamin C và can xi trong vỏ cam sẽ đánh bật tất cả các vi sinh vật trong lúc bạn đang ngủ. Trong vòng một vài tuần, bạn có thể nhận thấy hiệu quả và răng của bạn sẽ trở nên sáng bóng hơn, chắc khỏe và trắng hơn. Nếu bạn không có vỏ cam tươi thì bạn có thể sử dụng bột vỏ cam khô.

6. Dâu tây
Dâu tây có chứa hàm lượng lớn vitamin C, giúp làm răng của bạn trắng sáng hơn. Lấy một vài quả dâu tây và nghiền nát. Bây giờ sử dụng hỗn hợp này để chà răng thật nhẹ nhàng. Nếu được thực hiện hai lần mỗi ngày trong vài tuần, màu vàng xỉn trên răng của bạn sẽ dần biến mất.
Một cách khác là trộn phần thịt của 1 quả dâu tây với một nửa muỗng cà phê bột nở, sau đó thoa hỗn hợp này lên răng của bạn và để yên trong một vài phút. Cuối cùng rửa sạch miệng và đánh răng với kem đánh răng để loại bỏ những thứ còn bám lại.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Công dụng tuyệt vời của rau răm

Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm. Cành và lá rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Rau răm
Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.


Tuy nhiên, ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà, phụ nữ có thể trở nên vô kinh. Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương.

Dưới đây là các phương thuốc dân gian từ rau răm:

– Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

– Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.

– Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.

– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.

– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

– Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Những lợi ích tuyệt vời từ táo xanh có thể bạn chưa biết

ếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để giảm cân, ăn táo xanh là một sự lựa chọn sáng suốt cho bạn. Bạn nên ăn táo xanh hàng ngày vì nó có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo bằng cách hấp thụ chúng từ các mạch máu và duy trì lưu lượng máu bình thường đến tim. Điều này cải thiện sự trao đổi chất của bạn và do đó giữ trọng lượng của bạn trong mức kiểm soát.

1. Giữ làn da sáng, đẹp, khỏe
Táo xanh có thể bạn chưa biết
Táo xanh là một nguồn cung cấp vitamin A, B và C rất phú nên có thể giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể của bạn và giữ cho làn da của bạn vừa khỏe vừa đẹp. Chúng cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, đồng, kali… nên đồng thời cũng cải thiện lưu thông trong cơ thể, thúc đẩy sự vận chuyện oxy trong các tế bào tốt hơn, nhờ đó có thể cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.
Các chất chống oxy hóa và chất xơ có trong táo xanh giúp cải thiện kết cấu da của bạn và giữ cho da trắng sáng. Các vitamin trong táo cũng đồng thời nuôi dưỡng làn da và ngăn ngừa mụn trứng cá cũng như các bệnh ngoài da khác.

2. Thúc đẩy sự tái tạo tế bào
Táo xanh chứa chất chống oxy hóa phong phú nên ngoài lợi ích giúp đỡ loại bỏ các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể, nó còn giúp đỡ trong việc xây dựng lại và phục hồi của các tế bào, sửa chữa tế bào bị thiệt hại và tái tạo mô. Các chất chống oxy hóa cũng có lợi cho gan của bạn và giữ nó khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng đào thải các chất thải độc khỏi cơ thể.
3. Tốt cho tiêu hóa, bài tiết
Một lượng lớn chất xơ trong táo xanh giúp làm sạch đường tiêu hóa của bạn và do đó hoạt động của hệ tiêu hóa được thực hiện dễ dàng, hiệu quả hơn. Nhờ đó, nó cũng giúp cho hoạt động bài tiết được thuận lợi và bạn tránh được nguy cơ bị táo bón
4. Giúp giảm cân
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để giảm cân, ăn táo xanh là một sự lựa chọn sáng suốt cho bạn. Bạn nên ăn táo xanh hàng ngày vì nó có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo bằng cách hấp thụ chúng từ các mạch máu và duy trì lưu lượng máu bình thường đến tim. Điều này cải thiện sự trao đổi chất của bạn và do đó giữ trọng lượng của bạn trong mức kiểm soát.
Hơn nữa, Mỗi trái táo xanh có chứa khoảng 80 calo nên ăn táo xanh sẽ không khiến bạn  tăng cân
5. Tăng cường sức khỏe của xương
Táo xanh đảm bảo hoạt động của tuyến giáp diễn ra bình thường. Một khi tuyến giáp hoạt động tốt, nó sẽ cân bằng lượng canxi hấp thụ vào cơ thể tốt hơn và do đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương như thấp khớp, qua đó thúc đẩy sức mạnh của xương.
6. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác
Táo xanh có chứa vitamin C, giúp ngăn chặn thiệt hại cho các tế bào da bởi các gốc tự do . Vì vậy, chúng rất có ích trong việc ngăn ngừa hiệu quả ung thư da. Ăn táo thường xuyên có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, 43% đối với ung thư ruột và ung thư gan là 57%.
Hơn thế nữa, táo xanh còn cung cấp cho hệ miễn dịch một loạt các lợi ích khác, giúp cơ thể phòng chống bệnh tốt hơn, giảm lượng cholesterol trong cơ thể nên có cũng đóng góp vào khả năng phòng chống bệnh liên quan đến tuổi thần kinh như Alzheimer, bệnh tim, đột quỵ và các rối loạn về huyết áp và các bệnh khác như tiểu đường,hen suyễn và dị ứng.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Trị thâm và sẹo mụn bằng những phương pháp tự nhiên rẻ tiền

Vết thâm và sẹo mụn trên da không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến bạn lo lắng khi lựa chọn trang phục. Cùng tham khảo cách trị vết thâm và sẹo mụn bằng phương pháp tự nhiên nhé!

 Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách để trị vết thâm và sẹo mụn khác nhau kể cả những biện pháp được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều tiền bạc và thời gian để thực hiện được những phương pháp này.

Cùng tham khảo một số phương pháp trị vết thâm và sẹo mụn bằng phương pháp tự nhiên với ưu điểm là bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với giá thành rất rẻ từ những nguyên liệu sẵn có nhé! Với những cách này, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện trong một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy hiệu quả cực kì bất ngờ đấy!
Nghệ tươi làm mờ sẹo

1 Trị sẹo thâm bằng khoai tây

Chữa sẹo thâm bằng khoai tây là một trong những phương pháp trị mụn từ thiên nhiên. Thành phần đặc biệt trong khoai tây sẽ giúp trị sẹo thâm, làm vết thương mau lành và giảm tình trạng viêm một cách nhanh chóng.


Để trị sẹo thâm, bạn hãy rửa sạch củ khoai tây, bỏ vỏ và cắt lát. Sau đó, bạn cho vào máy xay sinh tố nghiền. Tiếp theo bạn để khoai tây ép nát vào trong một miếng gạc sạch. Dùng gạc chứa khoai tây nén và thoa chúng khắp mặt tiền trong vòng 30 phút và để cho chúng tự khô. Sau đó rửa sạch lại mặt tiền với nước ấm và giấm trắng.

2 Làm mờ sẹo bằng nghệ tươi

Nghệ là loại dược phẩm phổ biến trong dân gian vẫn rất hay dùng để làm mờ sẹo. Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi và có tính kháng viêm cao nên nó thường dùng để làm hạn chế tình trạng của sẹo. Hãy lấy nghệ tươi giã nhỏ hoặc trộn với mật ong, đắp lên sẹo mụn, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì giã nhỏ nghệ, cho một chút rượu trắng, rồi đun cách thủy, sau đó cho vào lọ để dùng dần.

3 Gừng tươi làm mờ vết thâm

Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực chất lại rất hiệu quả đấy bạn ạ. Theo đó bạn có thể cắt gừng tươi thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên những vết sẹo, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại vài lần một ngày.

Gừng có thể ức chế sự phát triển của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm. Bằng cách này bạn hãy kiên trì sau hai tuần sẽ thấy vết thâm sẽ hoàn toàn biến mất đấy.

4 Nước chanh làm sáng vùng da bị sẹo

Lấy nước cốt của một nửa quả chanh trộn đều với một lượng nước hoa hồng vừa đủ, rồi bôi hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo mụn hoặc vết thâm, sau đó massage nhẹ nhàng. Tiếp tục để cho da mặt khô trong 15 phút và sau đó áp dụng thoa hỗn hợp này một lần nữa trên những vết sẹo. Lại để cho khô từ 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

Sử dụng chanh để làm mờ vết thâm và sẹo mụn là cách tự nhiên nhưng vô cùng hiệu quả.

Nước cốt chanh đóng vai trò như một chất tẩy trắng tự nhiên, do đó chúng khá hiệu quả để điều trị sẹo. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng bởi vì các axit citric trong nước chanh có thể gây ra những tác dụng không mong muốn làn da của bạn nếu được sử dụng lâu dài.

5 Lô hội trị sẹo mụn

Ứng dụng của gel lô hội luôn được sử dụng trong việc ngăn ngừa những vết thương mới hình thành và giảm mờ các vết sẹo vĩnh viễn. Vì thế, để làm mờ các vệt sẹo do mụn hoặc các vết sẹo do các thương tích khác, bạn hãy thoa tinh dầu lô hội trực tiếp lên làn da bị sẹo nhé.

6 Dầu ô liu

Dầu ô liu không chỉ dưỡng da, làm trắng da mà còn làm mờ vết thâm, sẹo mụn và rạn da nữa đấy!

Sau mỗi lần tẩy tế bào chết cho da mụn hãy dùng một ít dầu ô liu để massage da. Các dưỡng chất làm ẩm của dầu ô liu sẽ thấm thấu làm ẩm sâu dưới da và làm mềm cấu trúc da, một yếu tố giúp da mau liền sẹo và mờ thâm.

7 Cách điều trị sẹo lõm đơn giản từ rau má

Rau má là loại thảo dược có tính bổ dưỡng cao, vị đắng, tính mát và có tác dụng giải độc, chữa mụn. Từ xa xưa, chị em phụ nữ đã biết cách sử dụng rau má như một loại thực phẩm làm đẹp từ thiên nhiên, đặc biệt là trong điều trị sẹo.

Tình trạng bị sẹo lõm do mụn trứng cá, thủy đậu thì đời nào cũng có và người xưa đã rỉ tai nhau rất nhiều phương pháp mà mờ sẹo như nghệ tươi, nước đá, cà chua… trong đó có một bài thuốc dân gian trị sẹo mà nhiều phụ nữ sau khi sử dụng tâm đắc nhất là bài thuốc trị sẹo bằng rau má.
cách điều trị sẹo lõm đơn giản.

Rau má là thức phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, rau má có tính hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc trị các chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng. Trong cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Lá tía tô và công dụng làm thuốc trong nhân gian

Tía tô (tử tô) vị cay, mùi thơm, tính ấm, là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Lá tía tô dùng để ăn sống hoặc nấu chín, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Cách dùng tía tô làm thuốc

Tán hàn, giải biểu: tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng.

Tía tô làm thuốc
Trừ đờm, dịu ho: dùng một trong các bài:

Bài 1: tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Trị ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm.



Bài 2: tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm.

Bài 3: tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực khí ngược.

Lý khí, an thai: tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Dùng khi đau trướng ngực; bụng, lưng, sườn đau; thai động không yên.

cach dung tia to lam thuoc2 300x220 Lá tía tô và công dụng làm thuốc trong nhân gianCháo tía tô tốt cho phụ nữ có thai đầy bụng, nôn, đau đầu, chóng mặt, khát nước.

Kiện vị, cầm nôn:

Bài 1: tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối, uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn ọe, không ăn được mà thiên về hàn.

Bài 2: tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm với nước để uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên.

Giải độc thức ăn cua cá: Có thể dùng 12g tươi hay khô sắc uống.

Phòng và chữa sốt xuất huyết: tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống.

Một số món ăn bài thuốc có tía tô

Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn, nôn, đau bụng.

Cháo tô diệp, ô mai: tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; gạo nấu thành cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào khuấy, đun cho sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, dọa sẩy thai.

Tô diệp mai táo trà: tô diệp 6g, mận tươi 30g, đại táo 5 quả, trà 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo đem nấu (nghiền nhuyễn) lấy nước, khi sôi đem đổ vào ấm có trà (chè) và tô diệp hãm tiếp, uống làm 2 lần trong ngày. Liên tục dùng trong 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.
Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi tuyệt đối không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Một số bài thuốc trị bệnh sởi từ thảo mộc

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị

Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thảo dược trị bệnh sởi
Thời kỳ khởi phát: bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:



Bài 1:tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.

Bài 2:Tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.



Thời kỳ sởi mọc: trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Bài 1: thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.



Thời kỳ sởi bay: nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.

Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

Theo DSCKI. Phạm Hinh
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Công dụng chữa bệnh trĩ kỳ diều từ rau diếp cá

Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam.

Diếp cá
Độc giả Huỳnh Công Hùng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) thắc mắc: “Dân gian ta có bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cây lá diếp cá. Xin hỏi cây này trị trĩ nội hay trĩ ngoại, thời gian dùng và liều dùng ra sao?“.



Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam. Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng: thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoit). Cây diếp cá thường dùng chữa táo bón, trĩ, lòi đom, viêm ruột, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, dị ứng ngoài da, đắp chữa đau mắt đỏ…

Liều dùng để chữa bệnh thường là 20-40g tươi/ngày, 6-12g khô/ngày. Dùng tươi, thì giã vắt lấy nước hoặc xay như sinh tố uống. Dùng khô thì sắc uống, cách nào cũng kết quả tốt. Dùng liên tục 10-20 ngày, nghỉ 7-10 ngày rồi lại tiếp tục, nên kết hợp thêm một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả như hoa hòe, quả dành dành, lá trắc bá diệp, cỏ mực sao đen…

Theo kinh nghiệm chúng tôi, lá diếp cá có tác dụng chữa trĩ nội xuất huyết (đi ngoài xuất huyết ra từng giọt, đau, táo bón) và trĩ ngoại bội nhiễm (hậu môn sưng đỏ đau, múi trĩ sưng to ngồi đứng không yên). Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, bệnh nhân nên đến khám tại các phòng mạch hoặc khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác