Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Lá tía tô và công dụng làm thuốc trong nhân gian

Tía tô (tử tô) vị cay, mùi thơm, tính ấm, là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Lá tía tô dùng để ăn sống hoặc nấu chín, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Cách dùng tía tô làm thuốc

Tán hàn, giải biểu: tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng.

Tía tô làm thuốc
Trừ đờm, dịu ho: dùng một trong các bài:

Bài 1: tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Trị ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm.



Bài 2: tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm.

Bài 3: tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực khí ngược.

Lý khí, an thai: tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Dùng khi đau trướng ngực; bụng, lưng, sườn đau; thai động không yên.

cach dung tia to lam thuoc2 300x220 Lá tía tô và công dụng làm thuốc trong nhân gianCháo tía tô tốt cho phụ nữ có thai đầy bụng, nôn, đau đầu, chóng mặt, khát nước.

Kiện vị, cầm nôn:

Bài 1: tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối, uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn ọe, không ăn được mà thiên về hàn.

Bài 2: tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm với nước để uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên.

Giải độc thức ăn cua cá: Có thể dùng 12g tươi hay khô sắc uống.

Phòng và chữa sốt xuất huyết: tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống.

Một số món ăn bài thuốc có tía tô

Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn, nôn, đau bụng.

Cháo tô diệp, ô mai: tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; gạo nấu thành cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào khuấy, đun cho sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, dọa sẩy thai.

Tô diệp mai táo trà: tô diệp 6g, mận tươi 30g, đại táo 5 quả, trà 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo đem nấu (nghiền nhuyễn) lấy nước, khi sôi đem đổ vào ấm có trà (chè) và tô diệp hãm tiếp, uống làm 2 lần trong ngày. Liên tục dùng trong 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.
Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi tuyệt đối không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Một số bài thuốc trị bệnh sởi từ thảo mộc

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị

Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thảo dược trị bệnh sởi
Thời kỳ khởi phát: bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:



Bài 1:tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.

Bài 2:Tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.



Thời kỳ sởi mọc: trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Bài 1: thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.



Thời kỳ sởi bay: nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.

Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

Theo DSCKI. Phạm Hinh
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Công dụng chữa bệnh trĩ kỳ diều từ rau diếp cá

Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam.

Diếp cá
Độc giả Huỳnh Công Hùng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) thắc mắc: “Dân gian ta có bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cây lá diếp cá. Xin hỏi cây này trị trĩ nội hay trĩ ngoại, thời gian dùng và liều dùng ra sao?“.



Cây lá diếp cá còn gọi là rau giấp cá, ngư tinh thảo, là một loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn vùng châu Á, rất quen thuộc trong bữa ăn các gia đình Việt Nam. Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng: thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoit). Cây diếp cá thường dùng chữa táo bón, trĩ, lòi đom, viêm ruột, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, dị ứng ngoài da, đắp chữa đau mắt đỏ…

Liều dùng để chữa bệnh thường là 20-40g tươi/ngày, 6-12g khô/ngày. Dùng tươi, thì giã vắt lấy nước hoặc xay như sinh tố uống. Dùng khô thì sắc uống, cách nào cũng kết quả tốt. Dùng liên tục 10-20 ngày, nghỉ 7-10 ngày rồi lại tiếp tục, nên kết hợp thêm một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả như hoa hòe, quả dành dành, lá trắc bá diệp, cỏ mực sao đen…

Theo kinh nghiệm chúng tôi, lá diếp cá có tác dụng chữa trĩ nội xuất huyết (đi ngoài xuất huyết ra từng giọt, đau, táo bón) và trĩ ngoại bội nhiễm (hậu môn sưng đỏ đau, múi trĩ sưng to ngồi đứng không yên). Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, bệnh nhân nên đến khám tại các phòng mạch hoặc khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Trái nhàu: Vị thuốc nhân gian tuyệt diệu

Với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú,  trái nhàu từ lâu đã được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều căn bệnh.

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trái nhàu lại có mùi vị khó ăn nên ít người sự dụng. Bằng cách sử dụng nước ép trái nhàu thay vì ăn nguyên quả chín, bạn có thể thu được một số lợi ích sau

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trái nhàu
Nước ép trái nhàu chứa chất kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật, giúp đại thực bào và tế bào bạch huyết hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, việc thường xuyên uống nước ép trái nhàu giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.



Nước ép trái nhàu cũng làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh hen bằng cách tăng cường và điều chỉnh hệ thống miễn dịch hoạt động tốt giúp ngăn ngừa các tế bào bệnh viêm phế quản.

2. Chất chống ôxy hóa

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng cho thấy nước ép trái nhàu có chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, giúp điều trị các bệnh do kết quả của quá trình ôxy hóa gây ra, ví dụ như bệnh ung thư, tiểu đường…

3. Chống viêm

Nước ép trái nhàu có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giúp giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Ngoài ra, uống nước ép trái nhàu cũng có hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và phòng ngừa phát ban.

4. Cải thiện tiêu hóa

Nước ép trái nhàu có khả năng hỗ trợ và kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, chuyển đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng sẵn có cho cơ thể. Loại nước này còn được xem như thuốc nhuận tràng giúp loại bỏ các chất thải, làm sạch đại tràng và duy trì một môi trường lành mạnh trong ruột. Nước ép trái nhàu giúp bạn loại bỏ cảm giác thèm ăn và cho bạn có cân nặng lý tưởng.

5. Giảm đau

Trong thành phần dinh dưỡng của trái nhàu có chất giảm đau, làm dịu cơn đau. Nước ép trái nhàu còn chứa dồi dào chất scopoletin có thể chống lại những ảnh hưởng của viêm nhiễm một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học đều tin rằng, trong quá trình hoạt động của cơ thể, nước ép trái nhàu tạo ra một chất sinh hóa quan trọng là serotonin, chất này có khả năng thúc đẩy các khả năng tiềm ẩn của cơ thể và đẩy lùi các cơn đau.

Có thể nói, nước ép của trái nhàu được sử dụng như là một loại thuốc giảm đau mà không có tác dụng phụ, rất có ích cho những người bị đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh, đau đầu, bệnh Alzheimer và chứng đau nửa đầu.

trái nhàu 300x188 Trái nhàu   vị thuốc nhân gian tuyệt diệu

6. Điều trị bệnh tăng động

Nước ép trái nhàu cũng có ích cho những bệnh nhân tăng động nhờ khả năng điều chỉnh quá trình sản xuất các hóa chất đưa lên não. Trong trái nhàu có chứa “phân tử truyền tin” serotonin cho phép các tế bào thần kinh trong cơ thể và bộ não hoạt động có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép trái nhàu còn có tác dụng điều chỉnh chứng đau nửa đầu.

7. Phòng bệnh tim mạch

Nước ép trái nhàu có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu. Trong trái nhàu có chất scopoletine – hoạt chất giúp làm giãn hệ thống mạch máu và có thể làm hạ huyết áp, ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm, chống nấm và chống vi khuẩn.

8. Hạn chế bệnh tiểu đường

Uống nước ép trái nhàu thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường thông qua việc kích thích cơ thể sản xuất ra scopoletine và nitric oxid. Đây là hai nhân tố quan trọng góp phần làm giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn của bệnh tiểu đường.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Cạo gió trị cảm mạo đúng cách : bạn đã biết chưa

Bệnh cảm mạo có thể được điều trị rất đơn giản bằng cách đánh gió, với những vật dụng, vị thuốc dễ tìm ở ngay quanh chúng ta.

Khi cạo gió phải sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu

Bệnh cảm mạo có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất lúc giao mùa khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến bị bệnh.

Cạo gió
Kỹ thuật đánh gió: Xát toàn bộ cơ thể, từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Vùng trán, xát từ vùng giữa trán sang 2 bên xuống đến cổ, rồi cánh tay dến các đầu ngón tay, vùng ngực bụng, rồi đến mặt ngoài chân xuông đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.



Một số cách đánh gió đơn giản như sau:

Dùng bạc hay đồng tiền bằng bạc: Dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong chà xát lên người bệnh từ trên xuống, làm liên tục từ 10 đến 20 phút.

Dùng gừng và tóc rối: Dùng khăn mùi xoa  bọc củ gừng tươi to độ bằng ngón chân cái người lớn giã nát cùng với mớ tóc rối, rồi xát lên người bệnh từ trên xuống.

Dùng gừng tươi, tóc rối tẩm rượu: Cũng giã gừng bọc trong tóc rối như trên, rồi nhúng vào chén rượu mạnh 40º chà xát như trên, khô rượu lại tẩm tiếp.

Dùng lá trầu không hay lá đu đủ nhúng vào rượu rồi đánh gió như trên.

Dùng dầu gió bôi dọc cột sống thắt lưng và dùng đồng bạc hoặc thìa inox để cạo. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp đánh gió với day bấm một số huyệt như: ấn đường, phong trì, thái dương, hợp cốc, khúc trì, phế du, thận du,…

Chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng và đau thắt lưng cấp, đậu lào hoặc trong trường hợp sốt không ra mồ hôi.

Lưu ý, không đánh gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh ngoài da, ra mồ hôi nhiều, ỉa chảy nhiều. Đánh  gió nên trong phòng kín tránh gió, tránh dùng quạt vì khi đánh gió lỗ chân lông mở ra nếu có gió sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể làm bệnh nặng hơn. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng,…

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

8 việc cần phải làm đúng giờ trong ngày


Có những việc nếu được làm đúng thời điểm trong ngày thì sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất.

Nó cũng giống như đồng hồ sinh học phải hoạt động “chuẩn” thì cơ thể mới sản xuất được một số hormone, các hóa chất có tác dụng đốt cháy năng lượng và calo một cách nhanh chóng.


Dưới đây là 8 thời điểm cần chú ý nhất trong ngày:

7:00 giờ sáng: Ăn sáng

Ăn sáng
Bữa sáng bạn nên ăn đồ ăn chứa nhiều protein vì protein là chất dinh dưỡng giúp bạn no lâu lại cung cấp nhiều calo cho hoạt động trong ngày. Tiến sĩ Heather Leidy, người dẫn đầu một nghiên cứu tại Đại học Missouri (Columbia, Mỹ) cho biết rằng một bữa sáng giàu protein làm giảm cơn thèm và ăn quá nhiều trong các bữa ăn tiếp theo.


Bữa sáng bạn có thể ăn trứng, 1-2 quả.

12:00 giờ trưa: Uống cà phê

Nhâm nhi một tách cà phê với bữa ăn trưa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, uống cà phê giờ này cũng không mấy ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào buổi tối.

Trả lời trên tạp chí nghiên cứu Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, các chuyên gia cho rằng hợp chất trong cà phê có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.

3:30 giờ chiều: Ăn đồ ăn nhẹ

Một vài chiếc bánh quy vào buổi chiều sẽ giúp bạn không còn bị đói cồn cào trước bữa ăn tối. Trong thực tế, những người thường xuyên ăn đồ ăn nhẹ vào buổi chiều có thể giảm 11% trọng lượng cơ thể trong một năm trong khi những người ăn đồ ăn này vào buổi sáng chỉ giảm được 7%.

5:00 giờ chiều: Đi bộ

Thời điểm này là tốt nhất cho việc tập thể dục hoặc đi bộ. Vì lúc này, nhiệt độ trong cơ thể bạn đang ở mức cao nên việc vận động sẽ dễ dàng đốt cháy nhiều calo và chất béo hơn.

6:00 giờ chiều: Ăn tối

Một ly rượu vang với một bữa ăn tối lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn lấy lại được năng lượng và sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả.

Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều, cũng không nên uống rượu mạnh vì rượu mạnh có thể làm suy giảm khả năng tự kiềm chế của bạn, dẫn tới ăn nhiều hoặc không điều khiển được tâm trạng của mình.

7:00 giờ tối: Sum họp gia đình

Đây là thời điểm mà chị em phụ nữ cảm thấy hạnh phúc nhất. Vì vậy, thời điểm này nên dành cho việc sum họp gia đình, cùng xem tivi, chuyện trò… là rất hợp lý.

9:30 giờ tối: Chữa đau nhức

Cảm giác đau hoặc khó chịu là nguyên nhân làm thay đổi sóng não của bạn, khiến cho bạn khó ngủ. Nếu phải dùng đến thuốc bôi hoặc thuốc uống giảm đau vào buổi tối thì bạn hãy chọn thời điểm này để thực hiện nhé.

Nên bôi hoặc uống ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ, nhưng cần tránh các thuốc có chứa caffein.

10:00 giờ tối: Đi ngủ

Đây được coi là thời điểm tái tạo lại cơ thể. Khi bạn ngủ, da của bạn được tái tạo lại, các tế bào da được cung cấp collagen và elastin để giữ cho da căng và khỏe mạnh.

Chính vì vậy mà đây là phương pháp điều trị chống lão hóa đơn giản, rẻ tiền nhất nhưng cũng không kém phần hiệu quả.

Theo – TTVN

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Nếu muốn được khỏe mạnh, hãy thuộc quy tắc nhiều – ít

Các quy tắc “nhiều-ít” dưới đây có thể giúp bạn biết cách điều chỉnh lối sống cho mình để có một cơ thể khỏe mạnh.
Phương thức sinh hoạt tốt là nền tảng để cơ thể bạn khỏe mạnh, nó vừa bao gồm cả thói quen ăn uống, lối sống lẫn cảm xúc.
1. Uống nhiều nước, ít rượu

Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh
Thường xuyên uống nhiều nước lọc có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, cải thiện chức năng miễn dịch.


Những người có thói quen uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hoạt động oxy trong cơ, giảm sự tích tụ của axit lactic trong mô cơ, không cảm thấy mệt mỏi. Người cao tuổi uống một cốc nước vào mỗi sáng, lâu dần có tác dụng kéo dài tuổi thọ một cách kỳ diệu.

Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra viêm loét, chảy máu dạ dày và tổn thương tim gan. Những người uống rượu dễ bị đột quỵ, phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây dị tật thai nhi và chậm phát triển.

2. Ăn nhiều hoa quả, ít đường

Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều hoa quả lại có thể giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa ung thư.

Vậy nên đừng quên quy tắc đầu tiên nhé: bổ sung hoa quả nhưng cần tránh hoa quả quá ngọt và nên hạn chế ăn đường.

3. Uống nhiều trà, hút ít thuốc

Trà vô cùng có lợi cho cơ thể, có thể giải khát, đánh tan mỏi mệt, làm mát gan, sáng mắt, còn có thể ngừa ung thư, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Hút thuốc có thể làm cho một loạt các mô và cơ quan có sự thay đổi về sinh lý, khiến lượng oxy trong máu giảm, huyết áp tăng, hệ miễn dịch suy giảm, dẫn tới một loạt bệnh.

4. Ăn nhiều rau, ít thịt

Ăn nhiều thịt sẽ dẫn tới mỡ máu, tăng độ nhớt máu và có thể góp phần gây thừa cân. Rau không chỉ là đồ ăn ngon mà còn có thể làm mềm các mạch máu, tăng tính linh hoạt cho mao mạch, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa.

5. Cười nhiều, ít cáu giận

Cười nhiều hơn
Giận dữ gây hại cho cơ thể, dễ gây ra chứng rối loạn não, suy nghĩ lung tung, tâm trạng xấu, phá vỡ sự cân bằng cơ thể. Tức giận có thể khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể, làm giảm tuổi thọ.

Vì vậy, thay vì cáu kỉnh, hãy cười nhiều hơn bạn nhé.

6. Ngủ nhiều, ít phiền não

Buồn phiền và lo lắng không thể thay đổi bất cứ điều gì, hơn nữa còn ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ thống điều tiết cơ thể. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, dễ nhiễm bệnh. Ngủ đủ 8h/ngày là thích hợp nhất.

7. Tắm nhiều, mặc ít áo

Hạn chế mặc nhiều áo để cơ thể từ từ thích ứng với môi trường, tăng cường chức năng co lại và giãn nở của mao mạch da, cải thiện khả năng ngăn ngừa bệnh tật.

Tắm có thể giúp da cảm nhận được sự mát xa thích hợp, lưu thông máu, giảm mỏi mệt, sảng khoái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng mà tắm nhiều quá nhé, ngày tắm 1-2 lần là đủ rồi.

8. Thể dục nhiều, uống ít thuốc
Một cơ thể khỏe mạnh trước tiên phải giữ mình khỏe, không nên ỉ lại vào các loại thuốc uống mà phung phí sức khỏe của mình. Điều quan trọng hơn phải tạo cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ.

9. Vận động nhiều, ít ngồi một chỗ

Cuộc sống đang chuyển động, vận động giúp điều tiết sự cân bằng cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Lười biếng dễ khiến tư duy chậm phát triển, thể chất giảm, dễ mắc các bệnh về tâm lý.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Tác dụng ít người biết của nghệ vàng

Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đái ra máu và nhất là an thai khi phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng.

Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim… Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng…
Nghệ vàng




Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.

Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).

Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.

Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.

Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 – 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

Rau má chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Đây là vị thuốc dân giã có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, dùng rất tốt trong mùa hè.

Rau má còn có tên là tích tuyết thảo, có thân nhẵn, mọc bò lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẽ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được dùng chữa bệnh như sau:


Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống nóng.

Giải nhiệt, mát gan: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: Các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Rau má 10g, râu ngô 5g, mã đề 5g, kim ngân hoa 3g, thảo quyết minh sao 3g, lá dâu 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.

Đái rắt, đái buốt: Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống. Uống 3 – 5 ngày.

Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường uống.

Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hòa thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.

Giải độc khi bị say sắn: Rau má một nắm, lấy cả rễ rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm cho bệnh nhân uống, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.

Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
Lưu ý: Không nên dùng rau má khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, tiêu chảy.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác