Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

BỒ KẾT

BỒ KẾT

Công dụng và liều dùng:
Nước bồ kết gội đầu, giặt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong Đông y để
chữa nhiều bệnh khác nhau.
Bồ kết theo các tài liệu cổ thì bồ kết (bỏ hạt, hoặc đốt ra than hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có năng lực thông khiếu, tiêu đờm sát trùng làm cho hắt hơi dùng chủ yếu chữa trúng phong cấm khẩu phong tê, tiêu đồ ăn, đờm xuyễn thũng, sáng mắt, ích tinh.
Liều dùng hàng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng hoặc thuốc sắc.
Hạt bồ kết: Trong sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt: Dùng với liều 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.
Gai bồ kết: (tạo thích, tạo giác thích) có vị cay, tính ôn, không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm xuống sữa. Liều dùng 5–10 g dưới dạng thuốc sắc

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

BÌM BÌM

BÌM BÌM

Công dụng và liều dùng:
Tính chất theo đông y thì Khiên ngưu vị cay, tính nóng hơi có độc, vào 3 kinh phế, thận và đại tràng. Có tác dụng tả khí phận thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bĩ và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện chữa cước thũng (phù), sát trùng.

Trong thực tế, Khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại tiện và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng mỗi ngày 2 - 3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiến ngưu chỉ dùng mỗi ngày 0,20 - 0,40g, có thể dùng tới 0,60 - 1,20 hoặc 1,50.
Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết xuất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.


Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CÂY HẸ

CÂY HẸ
Công dụng
Hạt Hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy. Còn dùng chữa viêm tiền liệt tuyến. Liều dùng 6-12g. Cây
Hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi viêm tiền liệt tuyến. Ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng ngoài, lấy nước Hẹ nhỏ tai trị viêm tai giữa. Rễ Hẹ là vị thuốc tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

ÍCH MẪU

ÍCH MẪU
Công dụng và liều dùng
Từ lâu vị ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bệnh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở, do đó có câu ca:
Nhân trần, ích mẫu đi đâu
Để cho gái đẻ đớn đau thế này?

Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.

Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ.
Quả ích mẫu dùng với tên sung uý tử làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (glôcôm).
Dùng ngoài, thân và quả ích mẫu dùng giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.
Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất: Vị cay đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những người có đồng tử mở rộng không dùng được.
Liều dùng hàng ngày từ 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

9 BƯỚC BẤM HUYỆT GIẢM ĐAU ĐẦU - MẤT NGỦ

Điều trị không dùng thuốc, qua kiểm chứng tác dụng tốt với bệnh nhân mới xuất hiện bệnh.
1. Dùng ngón tay cái day huyệt ấn đường khoảng 30 lần, sau đó vuốt từ ấn đường sang thái dương khoảng 30 lần.
2. Dùng ngón cái hoặc đầu các ngón tay vuốt từ hai bên thái dương về phía sau đầu khoảng 30 lần.
3. Xoa day huyệt bách hội: dùng ngón giữa bàn tay phải ấn vào huyệt bách hội khoảng 100 lần.


4. Bấm day huyệt phong trì: dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 30 lần.
5. Bấm huyệt nội quan: dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt nội quan ở bên tay trái, sau đó đổi tay bấm vào huyệt nội quan tay phải, mỗi bên khoảng 1 phút.
6. Bấm huyệt thần môn: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp tay phải, mỗi bên bấm day 100 lần.
7. Xoa bụng: Nằm ngửa, tay trái để lên mu bàn tay phải úp vào vùng bụng giữa day xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút.
8. Xoa huyệt thận du: hai lòng bàn tay áp vào huyệt thận du xoa tròn lên xuống cho đến khi nóng lên thì thôi.
9. Bấm huyệt tam âm giao mỗi bên 30 lần.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

7 BÀI THUỐC GIÚP TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị; do ăn uống thất thường làm tỳ vị tổn thương, mất khả năng kiện vận; hay do hàn tà xâm nhập mà gây khí trệ huyết ứ gây đau vùng thượng vị ợ hơi ợ chua… Xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian trị bệnh để bạn đọc tham khảo.
Trị viêm loét dạ dày bằng đông y

Xem thêm: Nổi tiếng Trung Quốc - Chữa bệnh với 36 vỗ tay

Bài 1 – Cốm nghệ: nghệ 100g (hiện nay lấy cucumin), hoài sơn 300g, mai mực (làm sạch sao vàng) 700g, đường kính 1kg. Nghệ, mai mực, hoài sơn tán bột mịn trộn với nước đường nấu cháy sôi rồi tán lại thành bột mịn. Ngày dùng 30-50g chia làm nhiều lần uống. Lưu ý: người có đường huyết cao không dùng đường. Bài này dùng cho người đau dạ dày – tá tràng thể đa toan.

Bài 2 – Bột bối thảo: bối mẫu 600g, cam thảo 600g, mai mực 2.800g. Các vị tán bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần mỗi lần 10g, uống với nước sôi nguội trước ăn 30 phút. Trị đau dạ dày ợ hơi, ợ chua nhiều.

Bài 3 – Bột lá khôi: lá khôi khô 500g, lá bồ công anh khô 250g, lá chút chít khô 100g, nhân trần khô 100g, lá khổ sâm khô 50g. Tất cả tán thành bột mịn. Ngày uống 20-30g hãm nước sôi lọc uống nước, ngày 2 lần. Trị đau dạ dày thể nhiệt, ợ chua, táo bón.
Tinh bột nghệ trị viêm loét dạ dày
Xem thêm: 17 bài thuốc từ quả ổi

Bài 4 – Viên hương phụ ô dược: trần bì 100g, chỉ sác (bỏ ruột) 100g, hậu phác 100g, ô dược 150g, hương phụ chế (giã sạch lông) 200g. Các vị tán mịn làm viên hoàn nhỏ bằng hạt đậu đen. Trẻ em trên 10 tuổi ngày dùng 10-15 viên. Người lớn 20-30 viên. Uống với nước chín nóng. Trị đau thượng vị, hay ợ hơi do can khí uất.

Bài 5 – Bột ô cam: ô tặc cốt 2.000g, cam thảo 2.000g, lá cà độc dược khô 120g, kê nội kim 200g, hương phụ chế 200g, hàn the (phi khô) 100g, phèn chua (phi khô) 100g, trần bì 80g. Tất cả sấy khô tán bột mịn. Người lớn uống 4g/ngày. Ngày 3 lần với nước sôi nóng. Trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bài 6 – Bột lá khôi: lá khôi 20%, củ gấu (chế rồi) 10%, khổ sâm 10%, mai mực 15%, diếp rừng (bồ công anh) 5% , vỏ quýt 10%, ô dược 10%, cam thảo 5%. Tất cả sấy khô tán thành bột mịn. Người lớn dùng từ 20-40g, chia 2-3 lần trong ngày. Trị đau dạ dày khí trệ, hỏa uất, huyết ứ.

Bài 7 – Ô kê sơn hoàn: mai mực 450g, kê nội kim 100g, hoài sơn 400g. Tất cả sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-5g. Trị đau dạ dày thể tỳ vị hư hàn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

4 LOẠI HẢI SẢN GIÚP NAM GIỚI TĂNG THỜI GIAN "YÊU"

Tình dục là một trong những yếu tố duy trì hạnh phúc cũng như sức khỏe. Hải sản có thể giúp cải thiện "chuyện yêu" ở đàn ông.
Để cải thiện thời gian "yêu" đấng mày râu có thể lựa chọn hải sản trong thực đơn hàng ngày. Món ăn này giúp sản sinh những loại hormone giới tính như testosterone, tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục.

Cá hồi cải thiện sinh lý Nam giới

Cá hồi


Cá hồi và những loại cá nước lạnh khác như cá mòi, cá trích, cá cơm giúp tăng sức bền trong khi "yêu" cũng như sức khỏe nói chung.
Các loại cá này chứa một lượng omega-3 rất cao. Những axit béo thiết yếu rất quan trọng cho sức khỏe não bộ và hệ thống thần kinh, chống trầm cảm và cải thiện tốt tâm trạng, trí nhớ. Chính vì thế, cá hồi là loại thực phẩm không thể thiếu cho nam giới để cải thiện sức khỏe tình dục.
Hàu
Hàu là loại hải sản giúp tăng lượng dopamine đáng kể. Đây là một loại hormone khiến nam giới cảm thấy ham muốn gần gũi. Không chỉ vậy, hàu có tác dụng tương tự với phụ nữ.
Những loại động vật có vỏ như cua, vẹm, sò, rất tốt cho đàn ông bởi chúng giàu kẽm, một chất cần thiết cho việc kích thích sản sinh testosterone và duy trì tinh trùng khoẻ mạnh.
Trai

Trai cũng cải thiện sinh lý Nam giới

Đây là loại hải sản được sử dụng nhiều tại Hy Lạp cổ đại. Đó là thời kỳ mà tất cả các loại hải sản, được tin là vật biểu trưng cho nữ thần tình yêu Aphrodite và loài hải sản có hai mảnh vỏ được cho là bắt nguồn cho lĩnh vực tình dục.
Xét về khoa học dinh dưỡng, trai cung cấp protein không mỡ, bổ sung năng lượng cần thiết cho một đêm đầy đam mê. Ngoài ra, các loài động vật thân mềm tương tự còn cung cấp mangan, sắt, selen và kẽm. Đây là những chất cần thiết để cải thiện năng lực yêu của nam giới.
Tôm
Các loại hải sản thường rất giàu i-ốt, đặc biệt là tôm. Nó còn giàu các loại khoáng sản thiết yếu để tăng cường tuyến giáp. Đây là cơ quan góp phần sản sinh năng lượng cho chuyện yêu.

5 PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU NHANH


Đau đầu là triệu chứng đứng hàng thứ 7 trong các triệu chứng bệnh tật phổ biến nhất của con người. Khi những triệu chứng này xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống
Nhưng lo ngại thay khi rất nhiều người lại tự mình mua và dùng thuốc giảm đau để sử dụng không đúng lúc và không đúng cách. Vậy nên, chúng ta hãy tìm cho mình một phương cách tự nhiên để cải thiện tình trạng đau đầu của mình.
Giảm đau đầu nhanh
Uống đủ nước:
Nước rất cần cho cơ thể chúng ta, các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống đủ 2 lít nước 1 ngày, nhưng rất nhiều người đã không sử dụng lời khuyên này trong thực tế. Thiếu nước ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu lên não, nếu não bộ không đủ máu sẽ gây chóng mặt, đau đầu và có thể gây đột quỵ. Ngoài ra, thiếu nước cũng ảnh hưởng đến chức năng của thận, hình thành sỏi thận, chính điều đó gây nên chứng đau đầu.
Uống trà thảo dược:
Hãy thư giãn công việc bằng trà thảo dược hoặc uống trước khi đi ngủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Các loại trà có hương vị như: hoa cúc, hoa hồng, bạc hà, hoa nhài, atiso… sẽ giúp bạn có cảm xúc phấn chấn, giảm stress, giảm các cơn đau đầu và giúp bạn đối phó được với chứng mất ngủ kéo dài. Đặc biệt, khi đau đầu bạn dùng các loại trà thảo mộc này cùng với vài lát chanh sẽ có hiệu quả ngay tức thì.
Thư giãn bằng dầu thơm:
Tác dụng của các loại dầu thơm cũng như khi dùng trà thảo dược. Bạn hãy đốt những cây nến được làm từ một số loại dầu thơm như: bạc hà, hoa hồng, hoa oải hương, cúc la mã. Hương thơm của nó sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng và mùi tinh dầu tự nhiên này cũng giúp bạn xả stress rất nhiều.
Củ gừng:
Đây là một phương thuốc tốt nhất cho chứng cảm lạnh và đau đầu. Sử dụng hàng ngày khoảng 5g củ gừng tươi sẽ giúp bạn tránh xa chứng đau nửa đầu, nhưng bạn nên cẩn trọng dùng cách này khi bạn đang bị đau dạ dày. Ngoài ra, trà gừng cũng có công dụng tương tự.
Chế độ ăn uống:
Khi bị đau đầu bạn nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống như: sô-cô-la, cà phê, rượu, pho mát, bơ, sữa, các sản phẩm từ thịt nó sẽ làm gia tăng lưu lượng lớn trong các mạch máu của não bộ có thể dẫn đến cuộc tấn công của chứng đau nửa đầu.
Ngâm chân bằng nước ấm:
Đây chính là phương pháp dễ làm mà hiệu quả đối với chứng đau nửa đầu. Nếu bạn cho thêm vào một chút muối, vài giọt tinh dầu chiết xuất từ trà xanh sẽ có công dụng vừa làm đẹp lại có lợi cho sức khỏe. Bạn hãy làm điều này mỗi ngày 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giảm được cảm giác đau nhói, buốt ở đầu. Ngoài ra, khi làm việc căng thẳng hay đôi chân phải làm việc quá nhiều bạn ngâm chân trước khi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngủ ngon hơn.

LÁ SEN CHỮA MẤT NGỦ , TĂNG HUYẾT ÁP

Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp. Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá sen.
Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 30g tán nhỏ, uống với nước hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch,thái nhỏ, phơi khô sắc hoặc hãm uống.
Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 60g.
Lá Sen Giảm Béo
Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15g, cam thảo 15g, đỗ trọng 12g; sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu:
Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa di tinh: Lá sen nghiền bột mịn. Uống ngày 2 lần sớm, tối với nước sôi, mỗi lần 5g.
Chữa tăng huyết áp: Đẳng sâm 6g, bán hạ 10g, tuyền phúc hoa 10g, thiên ma 6g, lá sen 10g, trần bì 6g, thạch quyết minh 10g, uống ngày 1 thang chia hai lần sớm, tối. Dùng cho người cao huyết áp, mắt hoa tai ù, mơ nhiều mất ngủ.
Giảm béo:
Bài 1: Lá sen 10g, gạo lức 60g. Sắc lá sen làm thang, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo được đánh thêm ít đường phèn cho ngọt, chia hai lần sớm, tối. Dùng để tiêu phù, giảm mỡ, giải nhiệt, khoan trung, tăng nước bọt, giảm khát, giảm béo.
Bài 2: Lá sen 60g, hạt ý dĩ 10g, sơn tra tươi 10g, vỏ quýt (trần bì) 5g. Nghiền chung thành bột, bỏ vào phích, rót nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày 1 thang uống liền 100 ngày.
Bài 3: Để lý khí, hành thuỷ, giảm béo. Vỏ quất (trần bì) 10g, mạch nha 15g, lá sen 15g, sơn tra 10g.
Bài 4: Để bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ, giảm béo. Vỏ quất, lá sen thái sợi, cho nước vào sắc chung với mạch nha, sơn tra 30 phút, lọc lấy nước pha với đường trắng, uống nóng 1 thang.
Chữa chảy máu cam: Lá sen 15g, hoàng liên 2g, thanh hao 6g, lá tre 10g, mộc thông 10g, đan bì 10g, liên kiều 5g, hoàng cầm 3g, sơn chi 6g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người bị đổ máu cam, lượng nhiều, máu đỏ tươi hoặc sẫm, mũi khịt khô, miệng hôi, đại tiện táo, tiểu dắt.
Chữa váng đầu: Hạch đào nhân 6g, lá sen 10g, đỗ trọng tươi 10g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng, bỏ bã lấy nước uống. Dùng cho người đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc.
Những cấm kỵ khi dùng thuốc: Vị thuốc này có công dụng thăng tán tiêu hao, người hư nhược kiêng dùng.