Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

MỘT SỰ KẾT HỢP 'LẠ' DÀNH CHO NHỮNG AI SỢ TIỂU ĐƯỜNG, MỠ MÁU

Một món ăn đơn giản từ đậu đen và trứng vịt có thể "đánh bay" bệnh đường huyết, mỡ máu, hãy xem vị cao niên chia sẻ về bài thuốc rất đơn giản này.
Bí quyết giúp hạ đường huyết chỉ với hai bài thuốc đơn giản
Đậu đen 
Một vị cao niên người Trung Quốc sau nhiều năm nghiên cứu và tự chữa bệnh đường huyết cao đã chia sẻ với độc giả báo chí nước này về hai bài thuốc do ông nghiên cứu thành công.

Trong y học, khi bệnh nhân bị đường huyết cao, sẽ phải thường xuyên uống thuốc để hạ đường huyết.
Để giảm thiểu việc phải uống thuốc quá nhiều, vị cao nhân này cho rằng có thể điều chỉnh thông qua ăn uống đơn giản.
Hai món ăn này có thể dùng cùng lúc với việc điều trị theo ý kiến của bác sĩ, nhưng kết quả rất khả quan.
Đồng thời, có thể giúp bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
1. Đậu đen nấu trứng vịt
Đối với những người bị bệnh đường huyết cao, nhưng ở mức độ tương đối ổn định, và lượng đường trong máu không đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe cho phép, mà cao hơn mức bình thường thì có thể sử dụng món ăn này vô cùng hiệu quả.
Nếu ăn thường xuyên có thể hạn chế việc uống thuốc, đồng thời duy trì tình trạng đường huyết ổn định.
Cách thực hiện: Dùng đậu đen 40g, ngâm nước ấm nóng trong 24 giờ cho đến khi đậu mềm, ninh đậu chín đến mức thành chè, thêm 1 quả trứng vịt nấu chín lên rồi ăn nóng ấm.
Thành phần dinh dưỡng của đậu đen rất phong phú và có nhiều tác dụng tốt. Thêm vào đó, trứng vịt mát mẻ, có tác dụng bổ âm, thanh phổi.
Khi kết hợp chúng lại với nhau có thể bổ thận âm, làm bổ phổi và có tác dụng giúp những người bị bệnh đái tháo đường có thể bổ thận phổi một cách mạnh mẽ, hiệu quả.
2. Đan sâm nấu với địa hoàng
Cách thực hiện: Đan sâm (丹参 Salvia) 6g, địa hoàng (hay còn gọi là chi địa hoàng, sinh địa hoàng生地黄 Rehmannia glutinosa) 6g, đun thành nước uống đều đặn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đường huyết cao.
Đan sâm có tác dụng làm mát máu, nuôi dưỡng các dây thần kinh, dưỡng huyết an thần, thanh tâm từ phiền, thúc đẩy nguồn cung cấp máu tốt cho mạch máu ngoại biên.
Địa hoàng có thể thanh nhiệt giải độc, ích khí dưỡng âm, nhuận ẩm. Những người bị các bệnh phổi, dạ dày, thận hư yếu, có thể có tác dụng trị liệu rất tốt.
Đây cũng là vị thuốc Đông y truyền thống để chữa bệnh tiểu đường. Vì vậy, phương pháp này có thể giúp người bệnh ổn định lượng đường trong máu và cải thiện thể chất.
Theo: Trí Thức Trẻ
Xem thêm:

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TỪ RÂU NGÔ

Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để tăng thêm công dụng.
Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Râu ngô trong đông y

Bạn hãy hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng phát huy tác dụng rất tốt.




Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để tăng cường hiệu quả tác dụng.
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường thường được coi là căn bệnh “nhà giàu” do việc chữa bệnh rất tốn kém. Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống không những tốt cho việc điều trị lượng đường trong máu tăng cao, lại rất “rẻ”. Bạn có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu,… hiệu quả sẽ tốt hơn.
Với những người bị đái tháo đường thì việc kiểm soát đường huyết là hết sức quan trọng. Để có được chế độ ăn uống luyện tập phù hợp phải thông qua mức độ đường huyết, chỉ số đường huyết ( đo bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc xét nghiệm máu tại bệnh viện) qua đó thay đổi chế độ hợp lý.
Chữa bệnh xuất huyết
Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để tăng thêm công dụng.
Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi,…. rất hiệu quả.

CHÂM CỨU - BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ

Phân loại bệnh:

– Loại do tâm huyệt hư tổn: Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác.

– Loại do tâm thận bất giao: Người buồn bực, hồi hộp, chóng mặt, đau đầu, mông mị dị tinh, mạch tế sác.
Chữa mất ngủ bằng châm cứu bấm huyệt

– Loại do vị phủ bất hòa: ngực, bụng đầy tức, ho đờm. có lúc buồn nôn, đại diện không đều, mạch hoạt.



– Loại do can đởm hỏa vượng: Hay cáu gắt, tức giận, đau đầu, đau sườn, đắng miệng, mạch huyền sác (Thực chứng)

Suy nghĩ vớ vẩn, hồi hộp không ngủ được, mạch huyền, hoãn vô lực (hư chứng)

Pháp: Trị mất ngủ do tâm huyết hư: Bổ huyết an thần.

– Trị mất ngủ do vị phủ bất hòa: Điều hòa vị phủ.

– Trị mất ngủ do tâm thận bất giao: Tư thủy thanh hỏa, thông tam giao thận.

– Trị mất ngủ do can đởm hỏa vương: Bình can thanh đởm (chứng thực), Bổ can ôn đởm

Xem thêm: Vị trí huyệt trên cơ thể
Phương huyệt:

– Trị mất ngủ do tâm huyết hư:

1- Thần môn (bổ)

2- Nội quan (bổ)

3- Tam âm giao (bổ)

Dùng tất cả thường xuyên

– Trị mất ngủ do tâm thận bất giao

1- Thần môn (bình)

2- Nội quan (bình)

3- Tam âm giao (bổ)

4- Tâm du (tả)

5- Thận du (bổ)

6- Dũng tuyền (bổ)

Tất cả dùng thường xuyên

– Trị mất ngủ do vị phủ bất hòa.

1- Thần môn (bình)

2- Nội quan (tả)

3- Tam âm giao (bổ)

4- Trung quản (bổ)

5- Phong long (tả)

6- Công tôn (bổ)

7- Nội đình (tả)

Trừ huyệt 2, 3, 6 tất cả đều dùng thường xuyên.

– Trị mất ngủ do can đởm thực

1- Thần môn

2- Nội quan

3- Tam âm giao

4- Can du (Hoặc Thái xung)

5- Đởm du (hoặc Túc lâm khấp)

Xem:  9 bước giảm đau đầu bằng bấm huyệt

Nếu can đởm hư châm bổ hoặc cứu những huyệt trên, Liệu trình đầu châm tả, rồi châm bình bổ, bình tả. Khi ngủ được thì châm bổ hoặc cứu xen kẽ.

Trừ huyệt số 3 còn lại dùng thường xuyên.

Gia giảm: Khi bị mất ngủ, chân lanh cứu Dũng tuyền

Giải thích cách dùng huyệt: Thần môn, Nội quan để thanh tâm an thần, Tam âm giao để tư âm giáng hỏa, Tả, Tâm du để giáng hỏa, bổ Thận du để tráng thủy giảm hỏa cho tâm thận giao thông thì thần yên, ngủ khỏe khong có mông mị nữa.

Nếu hu hỏa bốc lên, đầu nóng, chân lạnh cứu Dũng tuyền 5 – 10 phút để ôn thận, để dẫn hỏa quy nguyên là dễ ngủ.

Bổ Trung quản, Công tôn để điều hòa tỳ vị, tả Nội quan, Phong long, Nội đình dể tuyên thông vị khí trừ đờm, thấp nhiệt mới ngủ yên được.

Tả Can du, Đởm du hoặc Thái xung, Túc lam khấp là nguyệt huyệt 2 kinh này để thanh can đờm, khi cứu là để ôn tâm và can.

Chữa bệnh này nên châm lúc gần đi ngủ thì càng tốt.

Xoa bóp: Ấn, bấm, day các huyệt trên, đặc biệt xoa bóp vùng gáy, và 2 cung lông mày trước khi ngủ là tốt nhất.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO CƠ BẢN TRÊN CƠ THỂ

Vị trí các huyệt trên cơ thể
Trên lâm sàng, việc châm đạt hiệu quả hay không, phụ thuộc khá nhiều vào việc xác định đúng vị trí huyệt, vì có nhiều khi, chẩn đoán đúng bệnh nhưng châm không đúng huyệt thì hiệu quả cũng không thể đạt được.. Vì vậy, cần phải nắm vững phương pháp lấy huyệt cho chính xác.
Xem thêm: Nổi tiếng Trung Quốc - Chữa bệnh với 36 vỗ tay
Mời quý vị xem hình trên. 
Xem thêm: Bấm huyệt hỗ trợ mất ngủ
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

2 NGUYÊN TẮC UỐNG TÀ XANH

1.Uống trà một cách khoa học là như thế nào ?
- Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh. Người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.

- Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà.
Uống Trà Xanh
Bởi những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất.


Lưu ý:

Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già. Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thu calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

2. Uống trà vào lúc nào là thích hợp nhất?

Khi thức dậy nên uống một tách trà. Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà. Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói.

Sau khi ăn mặn nên uống trà. Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa.

Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà. Lao động thể lực quá


Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà. Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

Người bị đái tháo đường nên thường xuyên uống trà. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.
Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

NHẬP VIỆN VÌ THUỐC TĂNG CÂN ĐÔNG Y CHỨA CORTICOID

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện trong tình trạng "thập tử, nhất sinh".
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ 26 tuổi, ở Hải Phòng, bị nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi
Corticoid- độc dược bảng B


sử dụng một loại thuốc đông y có chứa corticoid vào mục đích tăng cân.

Theo người nhà bệnh nhân, chị này biếng ăn nên mua thuốc đông y ở Thái Bình về sử dụng nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Ai ngờ, 1 tháng sau khi sử dụng, mặt chị sưng phù, nổi nhiều mụn, đau dạ dày, nhức xương khớp và rong kinh kéo dài...
Kết quả thăm khám tại bệnh viện cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc corticoid nặng với chỉ số men gan cao hơn 4 lần cho phép. Đồng thời bị viêm loét dạ dày, loãng xương, đặc biệt là bị suy tuyến thượng thận...

Được biết, rất nhiều người đã lựa chọn mua thuốc tăng cân không có bao bì, nhãn mác nhưng được giới thiệu là hàng xách tay của Đức, Anh… với giá rẻ. Thậm chí, không ít bà mẹ mua các loại thuốc tăng cân là thuốc nam được sắc đóng trong những chai với mục đích giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cân nhanh. Những đứa trẻ sau khi sử dụng đã lên cân nhanh chóng nhưng có các biểu hiện ngủ li bì, lúc nào cũng thèm ăn, mặt béo phì...
Thuốc đông y có trộn corticoid

Đại diện Trung tâm Dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, corticoid là loại thuốc độc bảng B, có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm thường được dùng điều trị các bệnh miễn dịch, dị ứng... Điều nguy hiểm, corticoid thường bị lạm dụng trộn vào các loại mỹ phẩm, thuốc... với mục đích kích thích thèm ăn, giúp tăng cân.

Corticoid ở các dạng biệt dược là dexamethasone, prednisolone hay hydrocortisone thường được dùng để trộn vào các loại thuốc tăng cân, kích thích ăn uống, dù dùng ở liều thấp cũng có hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, nếu dừng thuốc sẽ cảm giác thèm ăn, tăng cân cũng tan biến.

Nếu lạm dụng thuốc có chứa Corticoid sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân nữ ở Hải Phòng là điển hình, việc điều trị suy tuyến thượng thận và các biến chứng khác sẽ phải kéo dài.

Các bác sĩ cảnh báo, ngoài corticoid có nhiều loại nội tiết (megestrol acetate và medroxyprogesterone acetate), hormone (Nandrolone deconoate), thuốc chống dị ứng (Ketotifen, cyproheptadine) được trộn vào các loại thuốc đông dược, thuốc viên với mục đích tăng cân và ít có tác dụng phụ nguy hiểm như corticoid. Nhưng các loại này đều được khuyến cáo cần thận trọng, không nên lạm dụng...

Theo các bác sĩ tư vấn, nếu có biểu hiện chán ăn, giảm cân đột ngột, người tiêu dùng cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và loại trừ các bệnh lý vì có nhiều bệnh làm chán ăn, giảm cân như ung thư, suy thận mãn... Nếu muốn tăng/giảm cân, cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng.

CÂY ỔI CHỮA TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT





Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các cơ quan bên trong cơ thể không phản ứng với loại hocmon “vận chuyển đường” đến toàn cơ thể.
Có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu đường, từ uống, tiêm thuốc theo Tây y cho đến các bài thuốc trong Đông y.

Ổi

Nếu bạn vẫn đang đi tìm cho mình một vị thuốc an toàn, hiệu quả lại không tốn kém, xin giới thiệu 1 loại cây quen thuộc chữa được bệnh tiểu đường đó chính là cây ổi, có ngay trong vườn nhà bạn, dễ kiếm ở bất kỳ đâu.
Tại sao ổi lại có tác dụng điều trị căn bệnh tiểu đường?
Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Hàn Quốc cho thấy rằng ổi có tác dụng điều trị căn bệnh này khá hiệu quả, toàn bộ các bộ phận trên cây ổi từ lá, quả đều duy trì sự ổn định lượng đường huyết trong máu.
Kết quả cho thấy dịch chiết lá ổi ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine hosphatese 1B, trực tiếp điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Không chỉ có lá, quả ổi tươi còn giúp người bệnh giảm lượng đường huyết an toàn nhờ hợp chất pectin (chất xơ hoàn tan và không hoàn tan) bên trong.
Toàn bộ các kết quả này đã được chứng minh dựa trên các thí nghiệm được thực hiện trên loài thỏ, tỷ lệ đường huyết giảm 25% trong 4 giờ khi cho thỏ uống nước ép ổi, và con số này ở chuột là 46% sau 4giờ.
Cơ chế hạ đường huyết của lá ổi dựa theo nguyên tắc nâng cao độ mẫn cảm của insulin và hiệu suất glucose của các tổ chức ngoại vi.
Bài thuốc trị tiểu đường cùng cây ổi

Bài thuốc 1
Để trị tiểu đường cùng ổi, bạn hãy nấu 100gr lá ổi non, lấy nước uống hằng ngày. Công thức trên, bạn cũng có thể thay thế bằng 30gr lá ổi (loại nào cũng được) sắc nước uống thay trà.
Bài thuốc 2
Ngoài lá ổn non ở trên, bạn còn có thể kết hợp chúng với các vị thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường tương tự.
Bạn cần chuẩn bị 50gr lá ổi non, 100gr mỗi loại lá sa kê và đậu bắp tươi, cho tất cả vào nồi có sẵn nước, nấu sôi, lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3
Tương tự như bài thuốc 2, bạn hãy chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu sau.
15gr mỗi loại bao gồm lá ổi, bạch quả kết hợp với 30gr râu ngô. Cho toàn bộ vào trong nồi, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Lá ổi và râu bắp, kết hợp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bài thuốc 4
15gr mỗi loại bao gồm lá ổi và lá dây thìa, sắc nước uống hằng ngày, cũng có tác dụng chữa tiểu đường tương tự
Bài thuốc 5
Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần 1 loại nguyên liệu duy nhất là quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường
Tuy có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhưng vỏ của loại trái cây này lại khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Do đó, trước khi ăn hãy gọt vỏ nhé.
Được biết, ruột ổi có thể làm nhuận trường, tuy nhiên, chất chát trong lá và vỏ ổi khiến tình trạng táo bón ngày càng thêm trầm trọng.
Vì vậy đây là những thông tin bạn cần tham khảo ký và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng nhé
Bạn nên tham khảo thêm về cây ổi nhé.
Ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thực ra cây ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được trồng phổ biến ở khắp các miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở ta, ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.
Tác dụng dược lý
Tên khoa học của ổi là Psidium guajava L., trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử… Về thành phần hóa học, quả và lá đều chứa Sitosterol, Quereetin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin; lá còn có Volatile oil, Eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các Polysaccharide như Fructose, Xylose, Glucose, Rhamnose, Galactose…; rễ có chứa Arjunolic acid; vỏ rễ chứa Tanine và Organic acid. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết… Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:
I/.Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính:
-Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần;
-Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống;
-Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
II/. Cửu lỵ:
(1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống;
(2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống;
(3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
III/. Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
VI/. Tiêu chảy:
-Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống;
-Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần;
-Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống;
-Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần;
-Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày; -Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
V/.Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
VI/. Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
VII/.Tiểu đường: (1) Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày, (2) Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.
VIII/. Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
XI/. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
X/. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
XI/. Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
XII/.Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Ðiều cần lưu ý là với những người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.



Chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát cân nặng

Những người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn uống hàng ngày cần phải đảm bảo an toàn, nhất là với những người béo phì. Vì vậy, bạn cần phải áp dụng ngay các chế độ ăn kiêng lành mạnh bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế ăn tinh bột, tăng cường rau quả
Kiểm soát được tinh bột sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường dù nhẹ hay nặng thì cũng nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, kể cả các thực phẩm chứa protein. Tuy nhiên cũng không nên nhịn ăn để giảm cân vì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất.
Kiểm soát được insulin sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, biết được tình trạng bệnh tật bằng cách ăn uống lành mạnh hơn. Theo bác sĩ Oberbauer khuyên những người mắc bệnh tiểu đường dù nhẹ hay nặng thì bạn cũng nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, kể cả các thực phẩm chứa protein.
Bạn nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vào mỗi thực đơn và nên tránh những loại quả có lượng đường cao, điều này không hoàn toàn tốt cho những người đang mắc bệnh tiểu đường. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể về các loại quả nhiều bột hay đường nhưng bạn ăn càng nhiều các loại quả chứa nhiều bột và đường thì nguy cơ bị bệnh thận cũng tăng gấp 3 lần. Dù thế nào đi chăng nữa, một chế độ ăn có nhiều rau quả và ít lượng tinh bột cũng tốt cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng người bị bệnh tiểu đường.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate
- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Trái cây khô:Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
- Đồ ăn nhanh: Làm tăng lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn
- Gạo trắng: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó có thể ăn gạo lứt hoặc các ngũ cốc có lợi khác.
- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
Ngoài ra nên tránh các thực phẩm như nước trái cây, thịt mỡ,…Ngoài ra, với những người béo phì mắc bệnh tiểu đường thì bạn có thể sử dụng kem tan mỡ để loại bỏ những chất béo dư thừa ra ngoài nhanh hơn, giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Thay thế chất béo động vật bằng các loại dầu thực vật
Với những người béo phì mắc bệnh tiểu đường thì đây là một cách vừa bảo vệ sức khỏe vừa hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn cần đảm bảo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và thay thế lượng chất béo động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè…
Uống nước thường xuyên
Nước sẽ làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và an toàn hơn, tránh nguy cơ béo phì, vì thế bạn nên uống nước lọc thường xuyên, sau hai tiếng một lần, không nên để đến lúc thấy khát mới uống.
Bổ sung chất xơ và đạm
Bạn nên bổ sung thêm các loại đỗ, đậu vào bữa ăn hàng ngày. Các loại đỗ như đỗ đen, đỗ đỏ, đậu nành chứa rất nhiều chất xơ, chưa kể đến mùi vị tuyệt của chúng. Chúng cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết do chứa nhiều chất xơ và vô vàn các loại vitamin và muối khoáng.
Một số thức ăn giàu chất đạm mà người bị tiểu đường có thể thỏa mái ăn mà không lo tăng cân hay có những biến chứng khác như sữa, thịt, cá, trứng, các hạt họ đậu, tàu hũ… Đồng thời nên ăn thêm các loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vào mỗi thực đơn. Nhưng lưu ý là cũng nên tránh những loại quả có lượng đường cao.
Bổ sung acid folic
Acid folic có tác dụng giúp hạ hàm lượng homocystein trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh mạch vành tim, các bệnh tuần hoàn do biến chứng từ bệnh tiểu đường gây ra. Acid folic có nhiều trong các loại hạt nguyên cám như lúa mạch, lúa mì, ngô, đậu…
Tránh ăn những đồ ngọt nhiều đường tinh chất
Bạn nên tránh ăn đường tinh chất như đường mía chẳng hạn mà hãy ăn các loại đường có hàm lượng calories thấp để đảm bảo có một chế độ ăn uống vừa hợp lý vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hằng ngày.
Tích cực tập luyện
Tập luyện giúp giảm thiểu rủi ro mắc các căn bệnh đi kèm với tiểu đường như đau tim, béo phì và đột quỵ, và cũng giúp kiểm soát đường huyết. Bật mí thêm cho bạn, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể chữa khỏi đường bằng cách sử dung bài thuốc nam dạng nước kết hợp chế độ ăn và chế độ luyện tập.

Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

CHIA SẺ SÁCH HAY BY VŨ DŨNG



Chào các bạn. Tôi là Vũ Dũng.
Chúng ta đã chia sẻ khá nhiều kiến thức về bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện...của các bệnh như tiêu hóa, xương khớp... tuy nhiên các chủ đề về sách thì lại thấy ít quá. Vì thế tôi mở trang này với mong muốn cùng các bác chia sẻ với nhau những cuốn sách hay, thú vị vì xét cho cùng sách thì nhiều nhưng sách hay thì phải lọc lựa mới có.
Nếu các bạn có sách hay hãy gửi vào : 
Facebook : VH DŨNG
NHÓM CỘNG ĐỒNG: 
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ. 
---------------------------------------------------------------------
Dưới đây là link sách ( Sẽ update dần dần ) 


1. Cạo gió trị bệnh qua hình ảnh. Link: https://goo.gl/XeM1Y3
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người