tháng 1 2018 ~ Đông Y Hiện Đại - Đông Tây Y Kết Hợp

Nhập viện vì thuốc đông y chứa corticoid

Khi sử dụng thuốc đông y tăng cân có chứa corticoid- độc dược bảng B, không ít người đã nhập viện

7 bài thuốc dân gian giúp trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết

Điều trị mất ngủ bằng châm cứu - bấm huyệt

Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác

2 nguyên tắc uống trà xanh bạn cần biết

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng

Bạn đã ăn rau đúng cách hay chưa ?

Ai cũng biết ăn rau là tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều vitamin và thúc đẩy sự hấp thụ dinh dưỡng. Nhưng liệu bạn đã ăn rau đúng cách hay chưa ?

1. Ăn rau sống luôn là lựa chọn tốt nhất?

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng ăn rau sống là cách hiệu quả nhất để bảo tồn các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng liệu đó có phải luôn luôn là tốt nhất? Câu trả lời là không. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh năm 2008 cho biết các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi trên 198 đối tượng có mức hấp thụ lycopene, một chất chống ung thư quan trọng chống oxy hóa dù ăn nhiều cà chua, ổi, dưa hấu, ớt chuông đỏ và đã đi đến kết luận như vậy.

Ăn rau sống luôn là lựa chọn tốt nhất?
Giải pháo cho vấn đề này chính là nhiệt. Cà chua nấu trong 30 phút sẽ tăng đáng kể lượng lycopene so với cà chua sống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau đều có thể áp dụng cách này.



2. Nên nấu rau như thế nào?

Rau củ như cà rốt khi được nấu có thể làm tăng mức độ beta carotene, một chất carotenoid vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng với thị lực, sinh sản, phát triển xương và điều hòa hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, cà rốt hoặc đậu Hà Lan đóng hộp đã bị mất đến 95% vitamin C bởi quá trình chế biến. Do đó, tùy vào từng loại rau, bạn nên chọn cách chế biến khác nhau. Hạn chế sử dụng các loại rau củ đóng hộp.

Các biện pháp như hấp, luộc, nướng, chiên đều có thể áp dụng cho rau và được lựa chọn tùy thuộc vào sở thích cũng như món ăn bạn định chế biến.

Tuy nhiên, có một số lời khuyên nhỏ như sau: luộc hoặc nấu là cách tốt nhất để chế biến cà rốt; bông cải xanh nên được hấp hoặc rán, thậm chí là ăn sống. Nguyên nhân là do bông cải xanh khi nhận nhiệt cao có thể sản xuất sulforaphane, một chất chống ung thư. Đối với các loại rau củ bạn muốn giữ lại vitamin C, nên ưu tiên phương pháp nướng lò vi sóng vì chúng giữa lại vitamin C trong rau nhiều hơn phương pháp luộc.

3. Chế biến rau cũng là một cách giúp bạn ăn rau nhiều hơn

Chế biến rau cũng là một cách lựa chọn thông minh. Vì thực phẩm được nấu chín sẽ có mùi vị tốt hơn. Nếu mùi vị ngon hơn, bạn sẽ ăn nhiều hơn. Khi chế biến rau, nên thêm gia vị và chất béo thì vị luộc hay hấp đơn thuần. Ngoài tăng vị giác, chất béo còn giúp chúng ta cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất định trong rau.

Rào cản lớn nhất khiến mọi người lười ăn rau chính là vị giác. Nếu vị giác tốt hơn nhờ rau được chế biến, bạn sẽ thích ăn nó hơn.

Cuối cùng, bạn có thể tiết kiệm nước luộc rau bằng cách dùng nó để làm canh, món hầm hay nước sốt…



Xem thêm:
 Mua dược liệu
 Các sản phẩm khác

TÁC DỤNG CỦA LÁ CÂY MẬT GẤU

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tác dụng của lá mật gấu
Tác dụng của lá mật gấu

Người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.


1. Thành phần hoá học:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Lá mật gấu ( lá đắng )
Lá mật gấu ( lá đắng )

3. Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
Trọng lượng cơ thể,
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng ( lá mật gấu ) dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2,
Rối loạn lipid máu,
Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.


3 ĐIỂM MỚI TRÊN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ 2018 BẠN CẦN BIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

1. Không ghi thời điểm hết hạn sử dụng


Nếu như thẻ bảo hiểm y tế các năm trước ghi rõ thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm thì trên thẻ bảo hiểm y tế năm 2018 chỉ in Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....”.

Nội dung này được hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST ngày 8.8.2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH.

Vì vậy, để biết chính xác hạn sử dụng thẻ BHYT của mình là ngày/tháng/năm nào, người tham gia BHYT tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;


2. Xác định đầy đủ thời điểm tham gia 5 năm liên tục


BHXH đã tiến hành rà soát dữ liệu về thời gian tham gia BHYT để thể hiện thông tin thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ. Vì vậy, từ 1.1.12018, trường hợp người tham gia không có thông tin về thời điểm 5 năm liên tục cũng như thông tin bị sai, vui lòng liên hệ với cơ quan BHXH trực tiếp cấp thẻ để được điều chỉnh.


3. 10 số cuối mã thẻ BHYT là mã số BHXH


Theo quy định mới tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ BHYT chính là mã số BHXH của người tham gia.

Như vậy khi tra cứu thông tin, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng thông tin ở thẻ BHYT để tra một số thông tin về BHXH của mình. Đây là một trong những điểm thuận lợi cho người dân  theo quy định mới.

Một điều thuận lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế là: Khi các cơ sở khám chữa bệnh, nếu người dùng phát hiện trên thẻ bị sai thông tin cơ sở khám chữa bệnh không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT. Thay vào đó, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh.
Theo VNN

TÁC DỤNG CỦA LÁ CÂY MẬT GẤU

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Tác dụng của lá mật gấu
Tác dụng của lá mật gấu

Người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.


1. Thành phần hoá học:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

2. Tác dụng dược học:
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Lá mật gấu ( lá đắng )
Lá mật gấu ( lá đắng )

3. Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
Trọng lượng cơ thể,
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

4. Cây lá đắng ( lá mật gấu ) dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2,
Rối loạn lipid máu,
Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Liên Hệ Ngay : 0983104570 ( Zalo - Facebook )
Facebook : http://m.me/duoclieu.thong
Youtube : https://goo.gl/K1Ydnz
Địa chỉ : No. 5 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
******
Vận Chuyển: Ship ngay trong ngày với khu vực nội thành.
Gửi hàng toàn quốc.
Nhận hàng thanh toán.